Việt Nam lần đầu tham dự hội chợ dệt may New York
Đà Nẵng: Quý II/2024, nguồn cung căn hộ và đất nền cải thiện đáng kể / Các phân khúc bất động sản phục hồi rõ nét tại các địa phương
Ảnh minh họa.
2 ngày vừa qua, gần 30 doanh nghiệp dệt may và thời trang Việt Nam tham gia Hội chợ TexWorld New York 2024. Đây là lần đầu tiên, các doanh nghiệp Việt Nam tham dự một trong những hội chợ dệt may uy tín trên thế giới, để lại nhiều ấn tượng và những tín hiệu lạc quan.
"Dệt may Việt Nam - Lựa chọn tốt hơn trên toàn cầu" là những gì mà doanh nghiệp Việt Nam gửi gắm tại hội chợ, và nó đã thu hút thêm nhiều đối tác tiềm năng.
"Chất lượng các sản phẩm rất tốt. Tôi không hề biết họ làm thủ công nhiều và tay nghề cao như thế. Giá thành thì rất cạnh tranh và sẽ bán tốt ở thị trường Mỹ. Và ngạc nhiên nhất là có quá nhiều mẫu mã sản phẩm có thể được sản xuất ở Việt Nam mà không phải ai cũng biết", ông Ken Kangal, kinh doanh mặt hàng thời trang chia sẻ.
Năm 2023 được coi là năm khó khăn nhất trong suốt hơn 30 năm xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ sau dịch giảm và lạm phát cao ảnh hưởng. Doanh nghiệp đã phải xoay sở tìm các thị trường mới, thay đổi phương thức kinh doanh và chủ động tạo ra nguồn nguyên liệu mới theo hướng xanh và bền vững. Vải mang thành phần bã cà phê, vỏ dứa, tơ sen từ đó ra đời.
Bà Trần Hoàng Phú Xuân - Phó Chủ tịch Hội Dệt - May - Thêu - Đan TP Hồ Chí Minh cho hay: "Những năng lực mới như năng lực cắt nguyên liệu mới cũng như năng lực sản xuất xanh, sản xuất vật liệu mới cho ngành dệt may. Đó là những nỗ lực mà trong nhiều năm qua chúng tôi đã phấn đấu để có thể định vị được vị thế mới của mình trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu".
Sau những nỗ lực, 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam vươn lên là nước đứng đầu thị phần xuất khẩu hàng may mặc tại thị trường Mỹ, đạt 6 tỷ USD. Và để giữ vững vị trí này trong thời gian tới thì việc đẩy mạnh phương thức tiếp cận trực tiếp khách hàng là yếu tố quan trọng.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng Đại diện Văn phòng Xúc tiến Thương mại Việt Nam tại New York, Mỹ cho biết: "Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức với chúng ta. Bởi vì, các đối thủ xuất khẩu khác cũng sẽ nhìn vào chúng ta để gia tăng tốc độ xuất khẩu. Do vậy, việc nắm giữ chặt địa bàn, cũng như quảng bá, đẩy mạnh thương hiệu ngành dệt may Việt Nam nói riêng, của các sản phẩm xuất khẩu nói chung cần càng phải được củng cố".
Với những thế mạnh về giá thành, chất lượng sản phẩm vốn có, rồi lại hiện diện chính thức tại một trong các hội chợ dệt may uy tín nhất thế giới, hàng dệt may Việt Nam đang tiếp tục tạo được lợi thế cạnh tranh tại thị trường Mỹ.
Nhiều doanh nghiệp có mặt tại hội chợ lần này chia sẻ họ đã có đơn hàng đến hết quý III và đang đàm phán cho quý IV - mùa mua sắm chính dịp Giáng sinh, Black Friday và Tết dương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam