Việt Nam thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản
Từ cách đây 10 năm, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã coi Việt Nam như là thị trường nước ngoài đầu tư đầy triển vọng chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát đã để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế Trung Quốc, khi mà hàng loạt chuỗi cung ứng số 1 thế giới tại quốc gia này bị đứt gãy. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn ASEAN, trong đó có Việt Nam để đầu tư, nơi có hệ thống chính trị an toàn và hệ thống y tế ổn định, cùng hành lang pháp lý thuận lợi.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến giữa tháng 6 năm nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 15,67 tỷ đô la Mỹ. Nhật Bản xếp hạng thứ 4 trong số các quốc gia có tổng vốn đăng ký đầu tư vào thị trường Việt Nam. Trong những kịch bản đầu tư vào Việt Nam, việc “săn” các doanh nghiệp trong nước trở thành một bước đi ngắn nhưng hiệu quả. Các nhà đầu tư ngoại lựa chọn các doanh nghiệp tiềm năng để rót vốn hoặc mua lại doanh nghiệp. Trong đó, Saizo là một ví dụ tiêu biểu.
Nhật Bản xếp hạng thứ 4 trong số các quốc gia có tổng vốn đăng ký đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Saizo Nhật Bản là thương hiệu uy tín xứ sở mặt trời, nổi tiếng với các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe toàn diện. Trong những lần hợp tác khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Việt Nam cùng thạc sỹ khoa học Nguyễn Xuân Phú, nhận thấy tiềm năng phát triển từ các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, Saizo Nhật Bản đã lên kế hoạch đầu tư vào công nghệ dây chuyền, cũng như áp dụng nền tảng khoa học công nghệ sinh học Nhật Bản vào cơ sở nghiên cứu gốc quả bồ hòn, một thành phần nguyên liệu thiên nhiên quý giá của Việt Nam.
Ông Takahashi Kosho, đại diện Saizo Nhật Bản chia sẻ về quyết định đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu, ông nói: “Là nhà đầu tư, chúng tôi coi trọng sự bền vững, và các yếu tố liên quan mật thiết đến nhu cầu của khách hàng. Với dự án này, có ba điểm chúng tôi bị thuyết phục để quyết định đầu tư. Đó là yếu tố con người, cơ sở khoa học, và nguồn nguyên liệu.” Theo ông Takahashi Kosho, sự đam mê với của đội ngũ nhà khoa học, kết hợp với công trình nghiên cứu thực tiễn, và nguyên liệu tự nhiên sẵn có, là những lý do cốt lõi khiến các nhà đầu tư Nhật Bản quyết định rót vốn cho dự án này.
Việt Nam là thị trường tiềm năng đầu tiên bởi sự ổn định của hệ thống y tế sau đại dịch.
Ông Nguyễn Xuân Phú, giám đốc điều hành của Saizo Việt Nam cho biết: “Khẩu vị đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng có xu hướng thiên về các dự án sản xuất có cơ sở khoa học. Đại dịch Covid-19 đi qua, nhà đầu tư dè dặt hơn với các dự án đầu tư thương mại, bởi, chỉ một mắt xích trong chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng như đợt dịch bệnh, cả hệ thống kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng theo. Với những dự án có nền tảng khoa học, đặc biệt làm chủ được nguyên liệu, như dự án của chúng tôi là quả bồ hòn, khá phổ biến ở miền trung du Bắc Bộ, do đó, bài toán kinh doanh ít rủi ro hơn. Người Nhật nổi tiếng bởi sự kỹ lưỡng và thận trọng. Tôi nghĩ, họ đánh giá cao tiềm năng phát triển cùng những lợi ích về mặt kinh tế khi các sản phẩm này được phổ biến tại thị trường Nhật, vốn rất coi trọng yếu tố tự nhiên.”
Saizo là thương hiệu uy tín của Nhật Bản nổi tiếng với các dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Lựa chọn đa dạng hóa bài toán đầu tư là một chiến lược mạo hiểm nhưng tiềm năng, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh còn nhiều biến động. Việc lựa chọn đầu tư vào các dự án sản xuất có cơ sở khoa học, tại một thị trường “trải thảm” như Việt Nam là một chiến lược khôn ngoan. Những dự án như Saizo là một minh chứng cho thấy, nền tảng kinh doanh bền vững sẽ có cơ hội, dù cho bất kỳ biến động thị trường nào. Khi đó, không chỉ nhà đầu tư hay nhà khoa học có lợi, mà chính khách hàng cũng là những người hưởng lợi đặc biệt từ kết hợp này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hè 2025, Cebu Pacific sẽ nâng tần suất đường bay Manila – Đà Nẵng lên 2 chuyến/ngày
Mặt bằng quản trị công ty của Việt Nam đang ở cấp độ thấp
Hỗ trợ du khách quốc tế thanh toán online thuận tiện tại Việt Nam
Nhiều nước muốn gia nhập CPTPP
Báo cáo sai tỷ lệ vốn khả dụng, Chứng khoán BOS (ART) bị phạt 175 triệu đồng
Công ty Quản lý quỹ NTP bị xử phạt