Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ FTA và sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế
DNVN - Đây là điểm sáng được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra tại buổi Tọa đàm “Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý III năm 2021” vào chiều 20/10.
IMF kết luận kinh tế vĩ mô Việt Nam ổn định trở lại / Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến của kinh tế vĩ mô và lạm phát
Theo Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý III năm 2021, trong quý 3/2021, GDP giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi có thống kê về GDP theo quý.
Về tình hình doanh nghiệp, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của các tháng trong quý 3/2021 giảm sâu, chỉ quanh mốc 40 điểm.
Tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong quý 3/2021 là 36,9 nghìn doanh nghiệp, giảm hơn 50,1% so với cùng năm trước. Hàng trăm nghìn doanh nghiệp và hàng triệu lao động đã phải ngừng hoạt động, tạm nghỉ việc, giãn việc…
Tọa đàm “Báo cáo Kinh tế Vĩ mô quý III năm 2021” vào chiều 20/10.
Báo cáo cũng cho biết, các thành phần của tổng cầu của nền kinh tế đều suy yếu. Doanh thu và dịch vụ tiêu dùng trong quý 3 giảm 28,3%. Trong đó, du lịch lữ hành giảm 94%; lưu trú và ăn uống và nhiều dịch vụ khác giảm tới hơn một nửa; vận tải hành khách và vận tải hàng hóa trong nước lần lượt giảm 70% và 30%... Khách quốc tế đến Việt Nam hầu như biến mất.
Quý 3 cũng ghi nhận tăng trưởng thương mại theo xu hướng giảm dần. Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm tăng tới 18,8% nhưng của riêng quý 3 chỉ là 5,2%. Kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm tăng 30,5% nhưng của riêng quý 3 chỉ là 22,6%.
Cán cân thương mại trong 9 tháng đầu năm thâm hụt khoảng 2,55 tỷ USD (cùng kỳ thặng dư 16,66 tỷ USD). Một số đơn hàng đã bị chuyển ra khỏi Việt Nam do không đáp ứng được tiến độ sản xuất.
Tuy nhiên, thương mại quốc tế lại là điểm sáng đáng ghi nhận của tình hình kinh tế Việt Nam trong quý 3.
Theo đó, Việt Nam tiếp tục hưởng lợi từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs) và sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế.
Các nhóm hàng chính đều có sự tăng trưởng mạnh trong 9 tháng đầu năm. Thâm hụt lớn đến từ các nhóm hàng máy vi tính, điện tử và linh kiện (-17,2 tỷ USD), máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng (-8,7 tỷ USD). Thặng dư lớn đến từ nhóm hàng điện thoại và linh kiện (26,2 tỷ USD).
Hà Anh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
Dòng vốn FDI tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam
ABBANK có tổng giám đốc mới
Động lực nào cho dự báo tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2025?
Chủ động cung ứng đủ điện, đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm
Năm 2025, chuyển mạnh sang chế biến sâu để gia tăng xuất khẩu
Cột tin quảng cáo