Vượt "bão" lạm phát, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản tăng trưởng đột phá
DNVN - Theo bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO, trong "cơn bão" lạm phát giá đầu vào và chi phí bán hàng tăng cao, các doanh nghiệp (DN) chế biến và xuất khẩu (XK) thuỷ sản vẫn mạnh mẽ vươn lên. Nhiều DN có doanh số XK tăng trưởng bứt phá trong nửa đầu năm nay.
Yêu cầu dừng ngay dịch vụ ưu tiên check-in có thu phí tại sân bay / Nhiều đồng ngoại tệ mất giá tác động như nào đến dòng vốn vào Việt Nam?
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: 6 tháng đầu năm 2022, ngành thuỷ sản xuất XK ghi nhận nhiều mốc kỷ lục. Kỷ lục doanh số, kỷ lục về tăng trưởng so với nửa đầu các năm trước. Cả ngành thuỷ sản đã thu về 5,7 tỷ USD ngoại tệ, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó phải kể đến kỷ lục của kỷ lục là mặt hàng cá tra với doanh số 1,4 tỷ USD, tăng 82%. Mặt hàng tôm XK vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 40% với gần 2,3 tỷ USD. Các mặt hàng hải sản dù khó khăn về nguyên liệu vẫn giữ được tăng trưởng từ 12-55% so với cùng kỳ, mang về trên 2 tỷ USD.
Bà Lê Hằng - Phó Giám đốc Trung tâm VASEP.PRO chia sẻ, trong "cơn bão" lạm phát, giá đầu vào và chi phí bán hàng tăng cao, các DN chế biến và XK thuỷ sản vẫn mạnh mẽ vươn lên. DN thuỷ sản đi qua "cơn bão", chớp lấy cơ hội từ những thị trường đang có nhu cầu lớn, như Mỹ, EU, Trung Quốc và những thị trường luôn ưa chuộng sản phẩm thuỷ sản chế biến tại Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc, cùng nhiều thị trường tiềm năng khác.
Theo VASEP, nhiều DN thủy sản có doanh số XK tăng trưởng bứt phá trong nửa đầu năm nay.
Nhiều DN có doanh số XK tăng trưởng bứt phá trong nửa đầu năm nay. Nhóm DN tăng trưởng mạnh tập trung nhiều hơn vào ngành hàng cá tra. Trong đó Công ty CP Vĩnh Hoàn đứng đầu trong số gần 900 DN XK thuỷ sản với doanh số trên 226 triệu USD, tăng 82% so với cùng kỳ năm ngoái.
Biến động thị trường năm 2022 như lạm phát và chiến sự Nga – Ukraine lại là cơ hội cho ngành cá tra XK Việt Nam. Cá tra sẽ được lựa chọn thay thế cho cá minh thái và cá tuyết tại một số thị trường lớn.
Ngoài Vĩnh Hoàn, các công ty XK cá tra khác cũng ghi nhận mức tăng doanh số cao như Đại Thành Tiền Giang tăng 118%, Công ty CP Thủy sản NTFS 87%, Công ty IDI 86%, Công ty Vạn Đức Tiền Giang 61%. Hai Công ty Thuỷ sản Biển Đông và NAVICO cùng ghi nhận mức tăng 41%.
Dẫn đầu trong các DN XK tôm và đứng thứ 2 trong các DN XK thuỷ sản là Công ty CP Thuỷ sản Sóc Trăng (STAPIMEX) với kim ngạch 188 triệu USD, tăng gần 25% so với cùng kỳ. Tập đoàn Minh Phú đứng thứ 3, doanh số tăng nhẹ 6%. Tuy nhiên XK của công ty Minh Phú – Hậu Giang lại tăng 30%. Nhiều DN tôm khác vẫn giữ được tăng trưởng cao như: Công ty CP dịch vụ và Thuỷ sản Cà Mau (CASES) tăng 47%, Công ty Thuỷ sản Sao Ta 18%, Thuận Phước 13%, Tài Kinh Anh tăng 73%.
Đáng lưu ý có công ty TNHH MTV SX TM Anh Nhân bứt phá ngoạn mục với doanh số gấp gần 5 lần so với cùng kỳ.
Khó khăn hơn tôm và cá tra, DN hải sản càng nỗ lực vượt trội và đã đạt được kết quả cao hơn năm trước. Trong đó, những công ty cá ngừ như Hải Long Nha Trang tăng doanh số XK 58%, công ty CP thuỷ sản Bình Định tăng 33%, công ty Hải Vương (HAVUCO) tăng 144%, công ty Tín Thịnh tăng gấp đôi doanh số so với cùng kỳ... Nhiều công ty hải sản khác cũng ghi nhận XK tăng mạnh như Nha Trang Seafood F17 tăng 34%, công ty TNHH Hải Nam tăng 67%...
Bà Hằng nhận định, nửa cuối năm 2022, nguyên liệu tôm, hải sản sẽ khó hơn đầu năm, nhu cầu các thị trường lớn cũng sẽ hạ nhiệt. Nhưng với sự linh hoạt và nỗ lực của DN thuỷ sản Việt Nam, kỷ lục XK 10 tỷ USD cho năm nay chắc chắn trong tầm tay.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Cột tin quảng cáo