Thị trường

Tỷ giá ngoại tệ ngày 20/7/2022: USD tiếp tục giảm

Đồng USD tiếp tục giảm giá sau thông tin các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang xem xét tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản, cao hơn dự kiến trước đó ​​tại cuộc họp vào ngày mai để kiềm chế lạm phát.

Năm 2022: Dự báo xuất khẩu cá ngừ chạm mức kỷ lục trên 1 tỷ USD / Giá vàng ngày 19/7/2022: Thế giới và trong nước đồng loạt giảm

Đầu phiên giao dịch ngày 20/7 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY), thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác ở mức 106,68, giảm 0,68%.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 20/7/2022:USD tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ ngày 20/7/2022:USD tiếp tục giảm. Ảnh: Reuters

Đồng USD tiếp tục giảm giá sau thông tin các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang xem xét tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản, cao hơn dự kiến trước đó ​​tại cuộc họp vào ngày mai để kiềm chế lạm phát cao kỷ lục.

Đồng thời, kỳ vọng ngày càng giảm về khả năng tăng lãi suất lên 100 điểm cơ bản từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng này cũng đã góp phần làm suy yếu đồng USD.

Joe Manimbo, chuyên gia cấp cao tại Western Union Business Solutions ở Washington, cho rằng diễn biến tiền tệ những ngày tới sẽ tiếp tục xoay quanh kỳ vọng đối với chính sách của các ngân hàng trung ương.

Đối với đồng euro, ông cho rằng đồng tiền này đang được ủng hộ bởi triển vọng đối với chính sách tiền tệ xuyên Đại Tây Dương, đưa đồng tiền chung phục hồi xa hơn so với mức dưới ngang giá USD như giữa tuần trước. Hiện có tới 60% thị trường tiền tệ định giá khả năng tăng 50 điểm cơ bản vào thứ 5 tới của ECB, thay vì 25% hôm đầu tuần.

Các nhà đầu tư cũng đang chú ý đến bất ổn chính trị ở Rome với việc chính phủ Ý đang không chắc chắn về việc liệu Mario Draghi có tiếp tục làm Thủ tướng hay không. Ông Manimbo nhận định nếu Ý không có Draghi sẽ gây mất ổn định và có xu hướng làm tăng thêm sự suy yếu của đồng euro. Ngoài ra, những lo ngại liên tục về nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên và tác động đến nền kinh tế của nó có thể ảnh hưởng đến sự “diều hâu” của ECB khi quyết định chính sách.

 

Ở một diễn biến khác, đồng đô la Úc đã tăng đáng kể sau khi các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Dự trữ Úc cho biết họ thấy cần phải thắt chặt chính sách hơn nữa sau những đợt tăng gần đây.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm