Xe Nga kết thúc giấc mơ trên đất Việt
Bloomberg: Việt Nam trở thành thị trường "nóng" cho bất động sản xa xỉ / Trên 5.200 tỷ đồng đầu tư phát triển điện gió ở Quảng Trị
Đến năm 2018, giữa biến động của thị trường xe hơn trong nước bởi thuế nhập khẩu xe hơi sản xuất từ các thị trường Đông Nam Á về 0% thì xe Nga vẫn tiếp tục gây chú ý bởi những lô hàng UAZ Patriot theo đơn đặt hàng của Bộ Công An, lô hơn 10 chiếc UAZ Hunter giao cho khách hàng doanh nghiệp phục vụ du lịch.
Tuy nhiên sau đó, đến đầu 2019 thì nhà cung cấp chính hãng của xe Nga là AutoK đã gần như "chìm" hẳn thông tin quảng bá cho dòng xe huyền thoại.
Đại diện truyền thông của công ty AutoK cho biết, xe Nga tập trung vào thị trường ngách, dành cho dân chơi và những người yêu thích xe Nga, nước Nga. Do đó, ngay từ đầu, AutoK cũng không kỳ vọng quá lớn vào lượng xe bán thương mại.
Tuy nhiên, cần chú ý là lôxe Nga được AutoK nhập khẩu về Việt Nam vẫn chịu áp thuế nhập khẩu lên tới 55% chứ không được áp thuế nhập khẩu bằng 0 như kỳ vọng.
Doanh nghiệp nhập khẩu đã chọn bản cơ bản nhất mong đưa sản phẩm xe Nga đến người tiêu dùng Việt. Khi về tới Việt Nam, khách hàng có thể lắp các chi tiết khác của xe theo ý thích của riêng mình.
Dẫu vậy, thuế nhập khẩu cộng thêm phi phí vận chuyển đắt đỏ không giúp UAZ có chỗ đứng thực sự trên thị trường Việt.
Hiện nay, kho hàng của AutoK đã hết số lượng xe UAZ Patriot. Với mẫu UAZ Hunter cũng chỉ còn số ít, dẫu đã để giá thu hồi vốn nhưng vẫn ít người quan tâm.
"Trong năm 2019, AutoK xác định sẽ ngừng luôn kế hoạch nhập khẩu xe UAZ" - đại diện này cho biết.
Người tiêu dùng thường đòi hỏi sản phẩm ra thị trường phải có hãng, cũng như hệ thống trạm bảo hành, đại lý phân phối... nhưng đối với AutoK, điều này chưa thể đáp ứng được.
Được biết, giá xe Nga hiện nay đã giảm 30% so với trước đó. UAZ Hunter hiện có giá 360 triệu đồng trong khi giá mẫu xe này vào đầu năm 2018 không có giá dưới 500 triệu đồng.
Anh Đức - chủ một salon ô tô tại TP.HCM cho biết, nhu cầu xe UAZ ở khu vực miền Nam là có nhưng chi phí vận chuyển lại thêm kiểu "bán option là chính" đã khiến nhiều người yêu xe Nga nhưng không thực sự muốn "chơi" xe Nga đành từ chối UAZ.
"Thông thường mua một chiếc xe bán tải để leo núi, đi chơi, người ta sẽ không cần nhiều option. Nếu để ra oai, họ sẽ tự độ thêm "đồ". Có thể là đồ của họ, có thể là của cửa hàng. Do đó, bán một chiếc xe giảm tối đa option là chiến lược hợp lý.
Nhưng lượng người thích xe UAZ nhưng chấp nhận bỏ thêm tiền để "độ" là không nhiều. Khi bỏ tiền ra một "cục", họ mong muốn một chiếc bán tải đầy đủ tiện nghi không phải thêm cái này, cái khác" - anh Đức cho biết.
Ngoài ra, việc thiếu đại lý phân phối cũng hạn chế khả năng bán hàng của AutoK.
"Tôi từng đặt hàng để mua UAZ Hunter nhưng hàng về chậm so với dự kiến, tôi đã phải bù tiền cho khách mà sau đó, khi hàng về, khách cũng không chờ được nữa. Biết là ai làm cũng rủi ro vậy thôi nhưng nếu nhiều người mua cũng với tình trạng như vậy thì quả thực rất khó để hy vọng bán thêm được xe Nga trên thị trường Việt".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước