Xu hướng điều chỉnh vẫn hiện hữu trên thị trường chứng khoán Việt
Ngất ngây với loại hoa ly siêu đắt đỏ được chị em sành chơi ráo riết lùng mua / Chính phủ ban hành nghị quyết bảo đảm an ninh lương thực quốc gia
Diễn biến giằng co giữa bên mua và bên bán
Dưới sự tác động từ nhiều phía cả trong và ngoài nước, tuần trước, VN-Index đã có một tuần giao dịch chìm trong sắc đỏ, xóa sạch đà tăng của 3 tuần trước đó. Đóng cửa tuần giao dịch từ ngày 22/3 đến ngày 26/3, VN-Index giảm 31,84 điểm (-2,67%) xuống mốc 1.162,21 điểm với thanh khoản đạt 81.843 tỷ đồng. Trong khi đó, chỉ số HN-Index giảm 6,74 điểm (-2,43%) xuống mức 270,96 điểm với thanh khoản đạt 13.064 tỷ đồng.
Sắc đỏ phủ bóng trên khắp các nhóm ngành trong tuần giao dịch. Chỉ có 2 ngành duy nhất tăng điểm là Truyền thông (+2,62%) và ngành Hàng cá nhân và gia dụng (+0,89%). Trong số 16 nhóm ngành giảm điểm còn lại, mức giảm mạnh nhất thuộc về ngành Hóa chất (-6,23%); sau đó đến ngành Chứng khoán (-5,37%).
“VN-Index kết tuần bằng một mẫu hình nến Dragonfly Doji trên đồ thị ngày, cho thấy sự giằng co giữa bên mua và bên bán nhưng bên mua đang là bên tạm thời dành chiến thắng. Về mặt kỹ thuật thì điều này có thể giúp chỉ số tiếp tục hồi phục trong phiên giao dịch đầu tuần, nhưng những thông tin trong khoảng trống 2 ngày cuối tuần có thể thay đổi kịch bản này”, chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết (VNCSI) phân tích.
Tưởng chừng như xu hướng đi ngang trong ngắn hạn sẽ chấm dứt trong phiên cuối tuần khi thông tin về ca lây nhiễm Covid mới đã khiến VN-Index đã có lúc lùi sâu dưới mốc 1.140 điểm. Song áp lực bán dù mạnh nhưng chưa thể thắng được lực cầu bắt đáy ở thời điểm hiện tại, VN-Index quay lại hồi phục ấn tượng và tiếp tục vận động trong kênh giá đi ngang 1.150 – 1.200 điểm. Theo các chuyên gia của VNCSI, nỗi lo về một đợt bùng phát dịch mới vẫn đang ảnh hưởng đến chứng khoán toàn cầu và VN-Index vẫn không ngoại lệ. Ngoài ra, thông tin về chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 3 được công bố vào cuối tuần trước có thể ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến của thị trường trong tuần này.
Chuyên gia của VNCSI khuyến cáo: "Việc xuất sắc giữ được mốc 1.150 điểm giúp cho xu hướng tăng trong trung hạn đi ngang trong ngắn hạn của VN-Index vẫn được giữ nguyên. Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm khi VN-Index thoát khỏi kênh giá 1.150 – 1.200 điểm thì một xu hướng mới trong ngắn hạn mới được xác nhận. Với diễn biến hiện tại, chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm thận trọng về xu hướng của thị trường, tạm thời hạn chế giải ngân mới và giữ tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức vừa phải".
VN-Index vẫn có khả năng duy trì đà điều chỉnh
Còn theo các chuyên gia của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), thị trường giảm điểm sau ba tuần liên tiếp tăng điểm với việc chỉ số VN-Index không thể vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.200 điểm và hệ thống giao dịch không thông suốt đã khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên tiêu cực hơn dẫn đến áp lực bán gia tăng. Thanh khoản trong tuần qua tăng nhẹ so với tuần trước đó cho thấy áp lực bán ra là khá mạnh nhưng mẫu hình nến búa (hammer) cũng cho thấy lực cầu bắt đáy ở vùng giá thấp vẫn đủ sức giữ thị trường kết phiên trên ngưỡng 1.155 điểm (MA50) trong ba phiên cuối tuần.
Tuy nhiên, các chuyên gia của SHS cho rằng, xu hướng trong trung hạn của thị trường tiếp tục là tích cực do vẫn thuộc sóng tăng 5 (sóng tăng 5 chỉ xác nhận là kết thúc khi chạm đến mục tiêu quanh 1.250 điểm vào nửa đầu tháng 4/2021 hoặc điều chỉnh thủng ngưỡng tâm lý 1.000 điểm - đáy sóng điều chỉnh 4).
“Trong tuần này, thị trường có thể quay trở lại đà tăng điểm để hướng đến ngưỡng kháng cự tâm lý quanh 1.200 điểm. Nhà đầu tư trung hạn đã mua vào trước Tết có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng tăng 5 sẽ tiếp tục trong thời gian tới để hướng đến ngưỡng 1.250 điểm vào nửa đầu tháng 4/2021. Nhà đầu tư ngắn hạn đã mua vào trong ba phiên cuối tuần khi thị trường test ngưỡng hỗ trợ quanh 1.155 điểm (MA50) tiếp tục nắm giữ và có thể canh mua thêm nếu thị trường có nhịp điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ này”, chuyên gia SHS nêu quan điểm.
Ông Trần Xuân Bách, Phụ trách mảng phân tích thị trường Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo, tuần này, thị trường sẽ có diễn biến điều chỉnh vào đầu tuần, trước khi hồi phục trở lại về cuối tuần. Vùng 1.150-1.155 điểm vẫn là vùng hỗ trợ quan trọng và có tính quyết định đối với xu thế của thị trường ở thời điểm hiện tại. Do đó, nếu để mất vùng điểm này, xu hướng của thị trường sẽ có chuyển biến theo hướng tiêu cực trong ngắn hạn. Trong kịch bản này, chỉ số có thể lùi về kiểm định vùng hỗ trợ 1.110-1.125 điểm.
“Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục kiểm định vùng 1.150-1.155 điểm trong những phiên đầu tuần này. Nếu vùng điểm này không bị xâm phạm, chỉ số có thể quay lại thử thách vùng kháng cự gần quanh 1.175 điểm. Do đó, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục ở mức 30-40% cổ phiếu. Đối với các nhà đầu tư đang có vị thế tiền mặt lớn, có thể xem xét giải ngân trở lại một phần các vị thế ngắn hạn trong các phiên sụt giảm mạnh của thị trường”, ông Trần Xuân Bách khuyến nghị.
Nhóm phân tích của Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) nhận định, chỉ số VN-Index có thể sẽ giằng co dưới ngưỡng 1.180 điểm và có thể chưa xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.150 điểm trong vài phiên tới. Đồng thời, lực cầu bắt đáy có thể gia tăng và thị trường có thể sẽ còn xuất hiện các nhịp hồi kỹ thuật ở một vài phiên tới. Tuy nhiên, rủi ro ngắn hạn vẫn còn cao cho thấy áp lực bán chưa có dấu hiệu suy yếu, đặc biệt chúng tôi đánh giá dòng tiền có thể vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu Penny.
FSC lưu ý: “Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và cơ cấu hạ một phần tỷ trọng cổ phiếu tại các nhịp hồi”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh