Xuất khẩu gạo Việt Nam vượt mặt Thái Lan
Giao dịch mua - bán tại Đà Nẵng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu / Phú Yên: Nuôi chồn hương mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ nông dân
Việt Nam vươn lên vị trí số 2 thế giới về xuất khẩu gạo. (Ảnh: Dân trí)
Trong 5 tháng đầu năm, Thái Lan chỉ xuất khẩu 2,57 triệu tấn gạo, trong khi Việt Nam đạt gần 2,9 triệu tấn. Như vậy, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2, chỉ sau Ấn Độ về khối lượng gạo xuất khẩu. Tuy Thái Lan xuất khẩu ít gạo hơn, nhưng kim ngạch thu về lại nhiều hơn với hơn 1,7 tỷ USD so với 1,41 tỷ USD của Việt Nam.
Mặc dù vậy, đây cũng là thành tích đáng ghi nhận khi xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua đã tăng 5,1% về khối lượng và tăng 18,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Theo các chuyên gia, Thái Lan nhiều khả năng sẽ bị tụt từ vị trí thứ 3 xuống thứ 5 trong danh sách các nhà xuất khẩu gạo toàn cầu trong thập niên tới nếu nước này không phát triển các chính sách dài hạn để tăng tính cạnh tranh cho mặt hàng này.
Số liệu từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ NN&PTNT) cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam 5 tháng đầu năm nay đạt 2,9 triệu tấn (tăng 5,1%), giá trị đạt 1,41 tỷ USD (tăng 18,9%) so với cùng kỳ năm 2019.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2020 đạt 485,1 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2019. Khối lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2020 đạt gần 3,5 triệu tấn và 1,71 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng và tăng 17,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu gạo ở ĐBSCL. (Ảnh: NLĐ)
Tính trong 5 tháng đầu năm, Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 39,9% thị phần với khối lượng đạt 1,3 triệu tấn và 598,6 triệu USD, tăng 23,1% về khối lượng và tăng 42,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản cho biết, trên thị trường thế giới, giá gạo xuất khẩu Thái Lan trong tháng 6/2020 đã tăng nhẹ so với tháng 5/2020 do tỷ giá đồng Baht tăng và có sự thiếu hụt nguồn cung do hạn hán. Tình trạng giá tăng cao đã khiến gạo Thái Lan trở nên kém cạnh tranh hơn so với các quốc gia xuất khẩu chính khác như Ấn Độ và Việt Nam.
Trong khi đó, gạo xuất khẩu Ấn Độ giảm nhẹ do tỷ giá đồng Rupee giảm và nhu cầu đặt hàng từ các đối tác nước ngoài đang chững lại. Bên cạnh đó, diễn biến dịch COVID-19 khó lường khiến chính phủ Ấn Độ khó có thể gỡ bỏ phong tỏa hoàn toàn, nên kéo dài tình trạng thiếu hụt lao động logistics.
Tại Việt Nam, nguồn cung từ vụ thu hoạch Hè Thu đang dần được đưa ra thị trường khiến giá gạo giảm nhẹ so với tháng trước. Gạo 5% tấm của Việt Nam giảm từ mức cao 475 USD/tấn xuống còn 450 USD/tấn (FOB TPHCM), mức thấp nhất trong gần 2 tháng.
Cũng theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, triển vọng xuất khẩu gạo của Việt Nam đang được mở ra khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được Quốc hội thông qua. Trong đó, cam kết cụ thể EU dành cho Việt Nam là hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát; 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm) và tự do hoá hoàn với gạo tấm. Sau 3 - 5 năm, thuế suất cho các sản phẩm từ gạo sẽ về 0%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025