Xuất khẩu hải sản sẽ đem về 3,3 tỷ USD trong 2020
Tiếp cận thị trường Ấn Độ và Nepal thông qua cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam / Cao Bằng: Mô hình vỗ béo bò cho thu nhập cao
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), quý I/2020, XK hải sản đạt 658,6 triệu USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá ngừ giảm 10%, mực, bạch tuộc giảm 24%, XK các loại cá biển khác giảm 0,8%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ giảm 4%, tuy nhiên XK cua ghẹ và giáp xác khác tăng mạnh 33%.
Phân tích từng thị trường, XK cá ngừ sang các thị trường chính như Mỹ, EU, ASEAN, Israel đều giảm 10 - 37%, XK sang Nhật Bản, Canada và Ai Cập lại có dấu hiệu khả quan, tăng lần lượt 38%, 15% và 53%, nhưng 3 thị trường này chỉ chiếm 11%.
XK mực, bạch tuộc sang các thị trường đều giảm sâu 11- 45%, trừ thị trường Israel tăng 283% và Australia tăng 13%. Tuy nhiên, 2 thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (hơn 1%) trong tổng XK mực, bạch tuộc của Việt Nam.
Dịch covid - 19 khiến hoạt động khai thác cũng bị ảnh hưởng, sản lượng và chất lượng thấp, doanh nghiệp khó thu mua nguyên liệu, nhất là nguyên liệu để XK đi EU.
Nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng bị thiếu hụt khoảng 50%, nhất là nguyên liệu cá ngừ. Nhiều DN vẫn nhận được đơn hàng cá ngừ hộp nhưng không thu mua đủ nguyên liệu cho chế biến XK.
Tuy nhiên, Vasep nhận định ngành hải sản đang đứng trước những cơ hội lớn. Niềm tin của các nhà đầu tư với Việt Nam và thủy sản Việt Nam tăng đáng kể hiện nay và sau dịch Covid -19 (nhờ quyết sách và phương châm chống dịch hiệu quả, an sinh xã hội kèm phát triển kinh tế).
Đặc biệt, hải sản Việt Nam có cơ hội giành thị phần của Trung Quốc và một số nước phục hồi sản xuất chậm hơn, đặc biệt những sản phẩm có giá phải chăng và có thời hạn bảo quản lâu như: Cá biển đóng hộp, surimi, thực phẩm ăn liền (chế biến sẵn) và thực phẩm đông lạnh đảm bảo an toàn thực phẩm để chế biến, nấu chín.
Nhu cầu hải sản có xu hướng giảm ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, nhưng EU và Mỹ có nhu cầu nhiều về phân khúc đồ hộp. Một số DN đang chuyển hướng sang sản xuất đồ hộp vì đón nhận được xu hướng nhu cầu của châu Âu và ưu đãi từ EVFTA.
Vì vậy, Vasep dự báo XK hải sản năm 2020 sẽ đạt 3,25-3,3 tỷ USD, tăng nhẹ 1,3% so với năm 2019, chủ yếu nhờ gia tăng XK các sản phẩm từ cá biển khác (tăng trên 9% đạt 1,8 tỷ USD), trong khi cá ngừ sẽ giảm 9% đạt khoảng 650 - 655 triệu USD, mực bạch tuộc giảm 14% đạt khoảng 580 triệu USD.
Để đạt được mục tiêu trên, các DN cần tập trung sản xuất đồ hộp, hàng chế biến sẵn, giá cả phù hợp để đáp ứng nhu cầu gia tăng tại các thị trường bị ảnh hưởng dịch nhiều như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Vì vậy, cần chuẩn bị sẵn nguồn lực: Vốn nguyên liệu, dây chuyền sản xuất, nhân công…
Đồng thời, Vasep đề nghị Chính phủ và Bộ NN&PTNT đẩy mạnh việc chỉ đạo, tuyên truyền và triển khai các hỗ trợ tối đa cho ngư dân khai thác biển.
Bộ NN&PTNT tạo điều kiện để DN tiếp cận và tận dụng các nguồn nguyên liệu trong nước hiệu quả (về thủ tục chứng nhận, xác nhận thuận lợi hơn), cũng như thu mua nguyên liệu nhập khẩu phục vụ chế biến XK.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tỷ giá ngoại tệ ngày 18/1/2025: USD đảo chiều tăng giá
Dự thảo chính sách thử nghiệm fintech: Nguy cơ gây khó trong quản lý tài sản mã hóa
Giá vàng ngày 18/1/2025: Vượt mốc 87 triệu đồng/lượng
Nỗ lực đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Ba Lan lên 5 tỷ USD vào 2030
Giá heo hơi ngày 18/1/2025: Dưới mốc 70.000 đồng/kg
Giá nông sản ngày 18/1/2025: Cà phê tăng đáng kể, hồ tiêu duy trì ổn định
Xuất khẩu hải sản năm 2020 sẽ đạt 3,25 - 3,3 tỷ USD (Ảnh: Internet)