Thị trường

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng trên 79%

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 1/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 5,14 tỷ USD, tăng 79,2% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi giá trị nhập khẩu 3,72 tỷ USD. Như vậy, giá trị nông lâm thủy sản xuất siêu tháng đầu năm 2024 đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng hơn 4,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Môi giới bất động sản qua... TikTok / Giải pháp nào phát triển 50.000 nhân lực cho ngành bán dẫn?

Chú thích ảnh
Chế biến cá tra nguyên con xuất khẩu tại nhà máy chế biến thuỷ sản của Tập đoàn Sao Mai (An Giang). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng cao, đạt 5,14 tỷ USD nhờ đóng góp của tất cả các nhóm hàng đều tăng: lâm sản 1,49 tỷ USD, tăng 72,5%; thủy sản 730 triệu USD, tăng 60,8%; nông sản 2,71 tỷ USD, tăng 93,8%; chăn nuôi 36 triệu USD, tăng 3,5%; đầu vào sản xuất 177 triệu USD, tăng 49,2%.

Về thị trường, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tới các thị trường đều tăng. Trong số đó, xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ 1,18 tỷ USD (tăng 93,6%); châu Phi 104 triệu USD (tăng 185,4%); châu Á 2,52 tỷ USD (tăng 86,3%); châu Âu 532 triệu USD (tăng 38,2%) và châu Đại Dương 78 triệu USD (tăng 100,9%).

Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 23%, tăng 106,9%; Mỹ chiếm 20,8%, tăng 95,9% và Nhật Bản chiếm 7,4%, tăng 47,5%.

Về nhập khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giá trị nhập khẩu là 3,72 tỷ USD, tăng khá cao 45,1% do các nhóm hàng nhập khẩu đều tăng như: nông sản 2,2 tỷ USD, tăng 41,1%; sản phẩm chăn nuôi 300 triệu USD, tăng 46,8%; thuỷ sản 250 triệu USD, tăng 33,9%; lâm sản 253 triệu USD, tăng 100,7%...

Về thị trường trong nước, trong tháng 1, giá hầu hết các mặt hàng có xu hướng tăng so với thời điểm tháng 12/2023 do nhu cầu cao dịp cận Tết Nguyên đán nhưng tương đối ổn định. Riêng mặt hàng chăn nuôi có xu hướng giảm từ những tháng cuối năm 2023 cho đến nay như lợn hơi (giảm 10,5%), bò hơi (giảm 2,5%), gà lông màu (giảm 2,3%), gà công nghiệp (giảm 6,8%).

 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhìn chung, nguồn cung hàng nông sản dồi dào, bảo đảm phục vụ tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán, giá cả không biến động nhiều thậm chí một số mặt hàng giảm do người dân thay đổi thói quen tiêu dùng.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm