Xuất khẩu rau quả lập kỳ tích mới
Hà Nội thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, du lịch với châu Phi / Giá xăng giảm gần 400 đồng/lít
Nhìn chung, các thị trường đều tăng trưởng trên hai con số, trong đó tăng nhiều nhất là xuất khẩu tới Thái Lan, Hàn Quốc, Đức và Canada. Mới đây, Nghị định thư cấp phép xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã trở thành yếu tố mới thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Năm nay, dự báo xuất khẩu sầu riêng tăng 45% so với năm ngoái. Tương tự, xuất khẩu dừa tươi có thể tăng gấp rưỡi so với năm ngoái.
Tính chung cả năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả dự báo có thể đạt 7 tỷ USD, tăng gần 20% so với năm ngoái. Những tháng cuối năm, nguồn cung rau quả khá dồi dào so với cùng kỳ, nhiều mặt hàng cũng tăng nhẹ.
Xuất khẩu rau quả 10 tháng năm nay đã đạt mốc hơn 6,3 tỷ USD, tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh minh họa.
Tại Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc) cuối tháng 9/2024, nhiều doanh nghiệp Việt chia sẻ đã ký hợp đồng xuất khẩu từ 30-50 container, thậm chí có đơn vị đạt thỏa thuận cung cấp 1.500 container cho đối tác nước bạn. Đây là tín hiệu tích cực cho tương lai ngành dừa Việt tại thị trường 1,4 tỷ dân.
Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả, Việt Nam sẽ tiếp tục cung cấp sầu riêng trái vụ vào tháng 11 và 12, đảm bảo nguồn cung khi các nước khác không có hàng. Điều này tạo lợi thế cho Việt Nam, giúp giá sầu riêng tăng cao.
Ngoài ra, các loại trái cây khác cũng hưởng lợi khi bước vào mùa Đông là thời điểm nhiều nước gặp khó khăn trong thu hoạch, còn Việt Nam vẫn duy trì điều kiện thuận lợi để trồng rau quả. Đặc biệt, lợi thế về kết nối đường bộ, biển và đường sắt với Trung Quốc giúp tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển, tạo cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt.
Các chuyên gia dự báo, đến năm 2025, lượng thị trường sầu riêng của Trung Quốc có thể đạt 20 tỷ USD và cả thế giới là 28,6 tỷ USD. Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng ở thị trường Trung Quốc rất lớn, cộng tất cả các nước xuất khẩu sầu riêng ở khu vực Đông Nam Á vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường này. Trong khi đó, so với các quốc gia trong khu vực thì sầu riêng của Việt Nam xuất sang Trung Quốc có nhiều lợi thế cạnh tranh về logistics và chất lượng.
Tuy nhiên, cùng với thuận lợi, ngành hàng rau quả cũng còn những thách thức không nhỏ. Việc duy trì, nâng cao chất lượng, tuân thủ nghiêm quy định về chất lượng, truy xuất nguồn gốc... đòi hỏi người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu phải chú trọng hơn nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam