Xuất khẩu tháng 10 ước thu về trên 32 tỷ USD
Xăng tăng giá lên gần 24.000 đồng/lít / Việt Nam - Mông Cổ ký kết ghi nhớ về thương mại gạo bền vững
Theo Bộ Công Thương, kim ngạchxuất khẩuhầu hết các mặt hàng chính đều đạt mức tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ năm ngoái do sự phục hồi ở phía cầu. Đơn cử, nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục tăng 4,6%. Tuy nhiên, tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2022, ước đạt 247,34 tỷ USD.
Trong khi đó, dù xuất khẩu một số mặt hàng công nghiệp chế biến như: dệt may, giày dép, gỗ và sản phẩm gỗ… đã có tín hiệu phục hồi tích cực trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung đà phục hồi còn chậm.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản trong tháng 10 giảm 51,1% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này giảm 20,2% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ ước đạt 3,27 tỷ USD.
Đặc biệt, ngành nông nghiệp tiếp tục là điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu cả nước, đặc biệt là các nhóm hàng nông sản như: gạo, rau quả, cà phê, hạt điều…
Kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản trong tháng 10 ước đạt 3 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là nhóm hàng duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng trong 10 tháng năm 2023, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 26,7 tỷ USD, tăng 3,8%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 tăng 5,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 15,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 3%. Đây là điểm sáng rất tích cực khi mức tăng trưởng của khối doanh nghiệp trong nước đã cao gấp 5 lần khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Nhờ kết quả này, tính chung 10 tháng năm nay, xuất khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 291,28 tỷ USD tỷ USD, chỉ còn giảm 7% so với cùng kỳ năm trước.Trong 10 tháng, có 33 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,9% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66,2%).
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam cũng giảm do tác động chung của nhu cầu tiêu dùng thế giới. Đánh giá cho thấy, trong tháng 10/2023, cả nước đã chi khoảng 29,31 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa. Lũy kế 10 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 266,67 tỷ USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất vẫn giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2022 (ước đạt gần 236 tỷ USD). Ngoại trừ máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 0,8% (ước đạt 71,02 tỷ USD), hầu hết các nhóm hàng chủ lực và là đầu vào quan trọng phục vụ sản xuất các ngành hàng xuất khẩu đều giảm ở mức hai con số, như: điện thoại các loại và linh kiện giảm tới 60,4%; sắt thép các loại giảm 17,3%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 10,5%; vải các loại giảm 14,2%...
Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần kiểm soát cũng giảm 18% trong 10 tháng năm 2023, ước đạt 15,17 tỷ USD.
Do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu nên cán cân thương mại của Việt Nam trong tháng 10 tiếp tục xuất siêu khoảng 3 tỷ USD, nâng tổng xuất siêu trong 10 tháng năm 2023 là 24,61 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 9,56 tỷ USD).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
VietinBank đẩy mạnh ứng dụng AI