Xuất siêu gần 10 tỷ USD
Đề xuất giá bình ổn thịt lợn thấp hơn 10% giá thị trường / Việt Nam là 1 trong 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới
Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2019 ước đạt 517 tỷ USD, trong đó xuất siêu 9,9 tỷ USD và là mức cao nhất trong bốn năm liên tiếp xuất siêu.
Trong khi khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,9 tỷ USD, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) lại xuất siêu 35,8 tỷ USD.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 263,4 tỷ USD, tăng 8% so với năm trước.
Đáng chú ý, những năm gần đây, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khối các doanh nghiệp trong nước cao hơn tốc độ tăng của khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, qua đó đưa tỷ trọng xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước trong cơ cấu xuất khẩu tiếp tục tăng (chiếm trên 30%).
Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chủ lực năm 2019
Năm nay có 32 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, sáu mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63%.
Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó, điện thoại và linh kiện chiếm 95%; điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 82%; giày dép chiếm 76%; hàng dệt may chiếm 59%.
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2019, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản ước tính đạt 133 tỷ USD, tăng 9% so với năm trước, chiếm 50% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 38,3%, tăng 11%.
Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 20,9 tỷ USD, giảm 4,1% và chiếm 7,9%. Nhóm hàng thủy sản đạt 8,6 tỷ USD, giảm 2,4% và chiếm 3,3%.
Do giá xuất khẩu bình quân của nhiều mặt hàng nông sản giảm so với năm trước nên kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng nông, thủy sản năm nay đều giảm.
Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm nay ước đạt 253,5 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2018, với khu vực kinh tế trong nước chiếm 43% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 57%.
Năm 2019 có 37 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 91% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó có 4 mặt hàng vượt 10 tỷ USD, chiếm 46%.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 91,2% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu, tăng 6,7% so với năm trước.
Nhóm hàng tiêu dùng ước tính được nhập khẩu 22,3 tỷ USD, tăng 10,8% và chiếm 8,8%.
Xét theo quy mô thị trường, xuất khẩu của Việt Nam sangHoa Kỳtăng 28% so với cùng kỳ năm trước, đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Thị trường EU giảm nhẹ 0,7%; Trung Quốc tăng 0,2%; ASEAN tăng 1,9%; Nhật Bản tăng 7,7%; Hàn Quốc tăng 8,3%.
Ở phía ngược lại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018. Thị trường Hàn Quốc giảm nhẹ 0,6%; ASEAN tăng 0,8%; Nhật Bản tăng 3%; EU tăng 6,4%; Hoa Kỳ tăng 12,3%.
Theo báo cáo của Bộ Công thương gần đây, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã giữ được vị trí quan trọng trong xếp hạng thành tích xuất khẩu của thế giới. Trong đó, dệt may đứng thứ bảy thế giới về xuất khẩu; da giày đứng thứ ba thế giới về sản xuất và thứ hai về xuất khẩu; điện tử đứng thứ 12 thế giới về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động đứng thứ hai thế giới; thủy sản đứng thứ tư thế giới về xuất khẩu; đồ gỗ đứng thứ năm thế giới về xuất khẩu.
Cùng với đó, thị trường trong nước luôn giữ vững được đà tăng trưởng cao, ổn định với tốc độ tăng của tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội đạt xấp xỉ 17,5% trong 10 năm qua, cao hơn ba lần so với mức tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, cho đến nay, hàng xuất khẩu đã phải đối mặt với hơn 150 vụ việc phòng vệ thương mại do 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khởi xướng điều tra với sự tập trung vào các vấn đề về chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp…
Theo Bộ Công thương, "đây không phải là vấn đề mới, nhưng là vấn đề khó và đang trở thành những rào cản xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta đã có sự chủ động, tích cực phối hợp với các hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp trong hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với các vấn đề này".
Nhờ đó, Việt Nam đã thu được một số kết quả tích cực trong các vụ việc trên, cụ thể là kháng kiện thành công (không áp dụng biện pháp/không gia hạn áp dụng biện pháp) đối với 57/137 vụ việc đã kết thúc điều tra, chiếm tỷ lệ khoảng 42%.
Đồng thời, đảm bảo nhiều mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như cá basa, tôm... tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU… với thuế suất bằng 0% hoặc ở mức rất thấp. Phía Việt Nam cũng khiếu kiện năm vụ ra cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, trong đó ba vụ đã kết thúc với kết quả tích cực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao