Xúc tiến xuất khẩu bơ vào thị trường Mỹ
Việt Nam xuất khẩu đông trùng hạ thảo / Hợp tác xây dựng chuỗi sản xuất thịt gà xuất khẩu 200 triệu USD
Sau gần 10 năm đàm phán để xoài được chính thức xuất sang Mỹ, Việt Nam hiện đang đẩy mạnh công tác xúc tiến để đưa bơ vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2018 nước này đã chi 2,35 tỷ USD để nhập 1,04 triệu tấn bơ. Quả bơ được 51% các hộ gia đình tại Mỹ tiêu thụ, số tiền trung bình một hộ gia đình tại Mỹ dành để mua quả bơ là 24,5 USD/năm.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2018 nước này đã chi 2,35 tỷ USD để nhập 1,04 triệu tấn bơ |
Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco (Mỹ) cho biết, hầu hết quả bơ tại Mỹ được tiêu thụ qua kênh các siêu thị lớn, với khối lượng lớn, do đó phải đáp ứng yêu cầu rất cao: Các công ty cung cấp quả bơ phải chịu trách nhiệm và có khả năng kiểm soát các khâu trong chuỗi cung ứng, từ sản xuất tới phân phối; các doanh nghiệp xuất khẩu cần đảm bảo có đủ các chứng chỉ chất lượng. Do quả bơ là một loại trái cây dùng để ăn liền, nên các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến các yếu tố an toàn thực phẩm.
Cũng theo Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco, Việt Nam hiện có nhiều giống bơ cho quả gần như quanh năm. Tuy nhiên giá trị hàng hóa quả bơ Việt Nam còn thấp do hạn chế trong khâu ứng dụng khoa học kỹ thuật, quy mô sản xuất manh mún, chưa xây dựng được thương hiệu, chỉ dẫn địa lý.
Để phát huy tiềm năng của cây bơ cũng như thúc đẩy xuất khẩu quả bơ vào các thị trường mới, trong đó có Mỹ khi được mở cửa thị trường, Việt Nam cần tìm kiếm và tuyển chọn những giống cây bơ ngon, chất lượng, năng suất cao, đặc biệt có chiến lược quảng bá tiếp thị hiệu quả.
Nếu làm tốt công tác sản xuất, có sự đầu tư và cách tiếp cận thị trường phù hợp, quả bơ có thể sẽ nhanh chóng trở thành cây trồng có doanh thu xuất khẩu cao của nước ta.
Kim ngạch xuất khẩu quả bơ của thế giới đạt khoảng 6 tỷ USD trong năm 2017. Trong đó khu vực Bắc Mỹ (chủ yếu là Mexico) là nhà xuất khẩu lớn nhất với hơn 50% kim ngạch của thế giới, EU chiếm 22,8% và các nước Mỹ Latin (trừ Mexico) chiếm 19,5%. Còn lại châu Phi khoảng 3,4%, châu Á, 1,7% và châu Đại Dương đứng đầu là New Zealand với 1,6%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Phạt nhiều tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử vi phạm
Doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh để tham gia chuỗi liên kết FDI
Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ
Giá heo hơi ngày 26/12/2024: Biến động trái chiều trên cả nước, mức cao nhất 69.000 đồng/kg
Giá ngoại tệ ngày 26/12: Tỷ giá đồng USD và NDT biến động cùng chiều
Giá nông sản ngày 26/12/2024: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ ở mức cao