Thiếu kinh phí đảm bảo an toàn hồ đập
Cả nước có gần 6.650 hồ chứa thủy lợi với nhiệm vụ cung cấp nước sản xuất, sinh hoạt, cắt lũ, làm thủy điện với tổng dung tích khoảng 11 tỷ m3. Hiện nay, nhiều trong số này đang đứng trước nguy cơ mất an toàn do xuống cấp và do không có đủ kinh phí để duy tu - bảo dưỡng mỗi mùa mưa. Thậm chí, một số hồ lớn được báo cáo bảo đảm an toàn nhưng thực tế không được kiểm định 1 năm một lần và sau 3 năm phải tiến hành kiểm định lại để tu bổ nâng cấp theo như đúng quy định.
Một trong ba hồ chứa quan trọng liên quan đến an ninh Quốc gia là hồ chứa Cửa Đạt tại huyện miền núi Thường Xuân, Thanh Hóa. Công trình được xây dựng bằng công nghệ mới đập đá đổ bản mặt bê tông, lần đầu tiên áp dụng tại nước ta. Nhưng đơn vị vận hành là công ty Sông Chu đang rất lo bởi sau hơn 10 năm vận hành, hiện tượng lún trong thân đập đã bắt đầu xuất hiện mà chưa được kiểm định theo quy định để xử lý.
Những hồ, đập, kênh được đầu tư kiên cố, hiện đại nhưng không ai khẳng định chống chịu được 100% sức lũ khó lường. Ví dụ như tháng 10/2017, hồ chứa nước Cửa Đạt xả lũ gây sạt 450m đê sông Chu, khiến trên 37.000 ha lúa, hoa màu ngập, hơn 1.000 ha nuôi thủy sản bị ngập, thiệt hại khoảng trên 355 tỷ đồng.
Hồ Cửa Đạt nằm trong số các hồ có dung tích từ 3 triệu m3 nước trở lên đã được ưu tiên đầu tư sửa chữa nhưng hiện vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do vẫn chưa được đầu tư đồng bộ . Còn trên cả nước, vào đầu mùa mưa bão năm nay, ước tính trên 1.000 hồ chứa dưới 3 triệu m3 đang xuống cấp, chờ sửa chữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế 2024- Dự báo 2025: Xuất khẩu thuỷ sản về đích 10 tỷ USD
FPT Nhật Bản đạt danh hiệu nơi làm việc tốt nhất
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội