Thị trường

Thiếu nữ lên cao nguyên nuôi tằm, lãi 100 triệu/năm

Mô hình nuôi tằm "ăn cơm đứng" của chị Lê Thị Diệu Linh, tiểu khu 12 (xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, Sơn La) được xây dưng nhờ tận dụng 2.000m2 đất sau nhà. Nhờ nuôi loài tằm, đến nay đời sống kinh tế của chị Linh đã khá giả hơn trước và có của ăn của để.

Thời gian này, bà con nông dân ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu đang trong vụ nuôi tằm bán kén để nâng cao hiểu quả kinh tế gia đình. Mặc dù trồng dâu nuôi tằm là nghề mới trên vùng cao nguyên Mộc Châu, nhưng có hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều vật nuôi khác...

Nhiều vườn dâu xanh mơn mởn được các hộ dân ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu trồng nuôi tằm.

Chia sẻ với Dân Việt, chị Lê Thị Diệu Linh Cho biết: Trước đây, gia đình tôi nuôi tằm theo cách truyền thống, nuôi được một lứa mất cả tháng trời. Bởi vì phải nuôi từ giai đoạn trứng. Còn bây giờ có dịch vụ chuyên nuôi tằm con nên nhàn hơn trước. Để đàn tằm phát triển nhanh và mang lại kén chất lượng cao thì trước hết người nuôi phải quan tâm đến nguồn thức ăn.

Hàng ngày chị Linh đều lên vườn hái dâu nuôi tằm.

Năng suất và chất lượng kén phần lớn đến từ thức ăn của tằm (lá dâu) quyết định. Vì vậy  mà  gia đình tôi đã bắt tay vào trồng dâu trên diện tích 2.000m2 đất vườn, để bảo đảm đầy đủ nguồn thức ăn cho đàn tằm sinh sôi và phát triển tốt hơn.

Trung bình 1 ngày chị Linh phải hái dâu đầy 2 bao lớn lá dâu mới đủ lượng thức ăn cho đàn tằm.

Theo chị Linh, nuôi tằm đòi hỏi nông dân phải nắm được đặc tính của tằm để có cách chăm sóc phù hợp. Sau mỗi lần thu hoạch kén cần vệ sinh chuồng và các dụng cụ sạch sẽ. Vì vậy, sau khi nhập tằm giống về (tằm 3 ngày tuổi) phải cho ra nong (khoảng 3 - 4 nong/hộp tằm giống). Trước đó, nong đã được khử trùng bằng vôi bột, đây cũng là cách phòng bệnh cho tằm. Thời gian này, tằm còn nhỏ nên lá dâu được thái thành sợi trước khi cho tằm ăn.

Thời gian đầu tằm còn non, để đàn tằm phát triển tốt và ăn thức ăn dễ dàng chị Linh thái nhỏ lá dâu đặt lên nong.

"Nhà nuôi tằm phải đảm bảo nhiệt độ thích hợp, có cửa lưới ở cửa sổ và cửa ra vào để không khí lưu thông, đồng thời tránh ruồi, nhặng, côn trùng bay vào tấn công, làm hại tằm. Khi cho tằm ăn nên chú ý lượng lá dâu vừa đủ cho ăn 4 lần/ngày. Lúc tằm chín đều thì vun thành từng luống để tằm tự động bò lên né; khoảng 2 - 3 ngày sau có thể đưa vào khuôn dập và thu hoạch kén..." – chị Linh cho biết thêm.

Hiện nay, dịch vụ chuyên nuôi tằm con được nhiều đại lý cung cấp cho bà con nên nuôi tằm nhàn hơn so với trước.

Trên thị trường hiện nay, tơ tằm là một sản phẩm có giá trị cao nên nhu cầu tiêu thụ kén rất lớn. Riêng xã Tân Lập trồng dâu nuôi tằm chưa phải là loại hình sản xuất phổ biến, sản lượng chưa nhiều “cung chưa đáp ứng cầu” nên sản phẩm kén làm ra bao nhiêu thì đại lý trên địa bàn huyện Mộc Châu thu mua bấy nhiêu. Nghề trồng dâu nuôi tằm đầu tư không nhiều, đất trồng dâu không đòi hỏi dồi dào dinh dưỡng nên có thể chuyển đổi từ cây trồng kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm để tăng thêm thu nhập.

 

Sau khi tằm chín đều, né gỗ đã được chị Linh chuẩn bị sắn để  tiện lợi cho tằm nhả tơ.

Trao đổi với  phóng viên, chị Lê Thị Diệu Linh cho hay: Gia đình tôi nuôi tằm từ năm 2015 đến nay đời sống kinh tế đã khá giả hơn so với trước đây.Từ lúc chuyển sang nuôi tằm tôi thấy nhàn lắm, không phải tốn nhiều chi phí và công sức chăm sóc nhưng hiệu quả  kinh tế mà tằm mang lại khá cao. Mỗi tháng gia đình tôi nuôi tằm được 2 đợt bán với giá 140.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí gia đình tôi thu lời gần 100 triệu đồng/năm.
Nên đọc
Theo Dân Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo