Quốc tế

Thổ Nhĩ Kỳ lãnh đủ sau đòn trả thù cho máy bay Su-24 của Nga

(DNVN) - Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn chồng chất như không có khả năng trả nợ và tăng áp lực lên các ngân hàng trong nước.

Tình hình trong lĩnh vực ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục xấu đi. Tỷ lệ nợ xấu tăng đến 3.18%, mà đây là tỷ lệ cao nhất trong 5 năm qua.

Nguyên nhân của các vấn đề mới trong nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là thiệt hại do các biện pháp trừng phạt của Nga gây ra, sự mất giá của đồng tiền quốc gia và tình hình chính trị bất ổn trong nước, kết quả là lượng khách du lịch đã giảm mạnh.

 Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với những khó khăn mới.

Trong hai tháng đầu năm 2016, số lượng các khoản nợ quá hạn ở Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng thêm 514 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó tác động tiêu cực đến tình trạng chung trong giới ngân hàng nước này.

Các biện pháp trừng phạt của Nga đã gây ra những vấn đề lớn và tình trạng phá sản trong các lĩnh vực du lịch, xây dựng, công nghiệp thực phẩm và dệt may, cũng như gây ra chuỗi phản ứng trong lĩnh vực ngân hàng vào ngày các lệnh trừng phạt có hiệu lực 1/1/2016.

Không chỉ có thế, lượng khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang bị thiếu hụt trầm trọng sau khi Nga gia tăng các lệnh trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ sau vụ máy bay Sukhoi Su-24 bị bắn hạ.

Một nguồn tin từ doanh nghiệp khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các công ty khí đốt tư nhân của Thổ Nhĩ Kỳ hiện tìm cách bù đắp khối lượng khí không được nhận đủ từ Gazprom, các nhà nhập khẩu buộc phải đẩy mạnh nghiên cứu nguồn cung khí đốt thay thế.

Khí đốt Nga vào Thổ Nhĩ Kỳ theo hai đường: ống dẫn khí Xuyên Balkan và ống dẫn khí đốt Dòng Xanh. Theo số liệu của Bulgartransgaz, từ ngày 24/2 đến 9/3 (trừ ngày 29/2) có 372,174 triệu mét khối khí đã được cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ thông qua ống dẫn Xuyên Balkan, so với 467,893 triệu mét khối cùng kỳ năm trước (giảm 20,4%).

 

Kể từ đầu năm đến nay (trừ ngày 29/2) Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ 2,489 tỷ mét khối so với 2,689 tỷ mét khối trước đó một năm.

Nên đọc
Thu Phương (Theo Reuters)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo