Thỏa thuận ngừng bắn Syria: Nga "ung dung" hưởng lợi?
Báo VietTimes dẫn nguồn tin từ Unz Review, trong khi còn quá sớm để nói rằng Nga đã chiến thắng tại Syria, nhưng sẽ công bằng hơn hiện nay khi nói rằng vị thế của Nga tại Syria đã thắng sau thỏa thuận ngừng bắn tại Syria.
Trước hết, không một ai đề xuất ông Assad phải bị hạ bệ hoặc chiếm Damascus. Điều đó có nghĩa là tất cả mọi người hiện nay đều thừa nhận rằng Cộng hòa Arab Syria được Nga hậu thuẫn đã thành công trong việc đánh lui liên quân khổng lồ được phương Tây và một số nước Vùng Vịnh lập ra để lật đổ Assad.
Thứ hai, Nga đã buộc Liên hơp quốc và Mỹ phải thừa nhận rằng đa số những kẻ chiến đấu chống Assad ngày nay là bọn khủng bố. Tất nhiên, việc này không phải được công bố thế nào, mà là nếu bạn nhìn vào những tổ chức mà Liên hợp quốc đã tuyên bố như “những kẻ khủng bố”, thì sẽ thấy tuyệt đại đa số chúng là lực lượng chống Assad. Điều đó có nghĩa tính hợp pháp và đạo đức của các lực lượng chống Assad đã bị xé nát.
Thứ ba, liên quan những gì tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hiện đang cố làm sắp tới, nay có những dấu hiệu rõ ràng rằng không NATO cũng chẳng EU, hay thậm chí là tư lệnh cấp cao quân đội Thổ Nhĩ Kỳ muốn một cuộc chiến với Nga. Và điều đó có nghĩa canh bạc của Erdogan đã thua và toàn bộ chính sách về Syria của ông ta có thể xem là phá sản.
Đây tất nhiên là một thắng lợi chủ yếu về mặt ngoại giao, nhưng một thắng lợi ngoại giao của Nga có thể tạo ra bởi một thắng lợi quân sự. Một nhóm quân viễn chinh Nga nhỏ về cơ bản đã vô hiệu hoá kế hoạch của toàn bộ một liên minh phương Tây và Vùng Vịnh. Đó rõ ràng tự nó là một thành tựu kinh ngạc.
Với Mỹ, ít ngày trước khi thỏa thuận ngừng bắn ở Syria có hiệu lực, truyền thông Mỹ tiết lộ “Phương án B” của Nhà Trắng trong trường hợp thỏa thuận thất bại, và giải pháp quân sự là trọng tâm. Trong bài phát biểu về thỏa thuận ngừng bắn, Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo “không ảo tưởng về thỏa thuận này” bởi còn “nhiều cạm bẫy tiềm ẩn” và có lý do để “hoài nghi về thành công của nó”. Báo Tiền phong thông tin.
Đối với Nga, thỏa thuận ngừng bắn không có nghĩa Mátxcơva hạn chế hoạt động quân sự mà trái lại, giúp Nga và Syria có quyền gia tăng chiến dịch chống khủng bố theo phân loại của LHQ. Kể từ khi bắt đầu không kích ở Syria cuối tháng 9/2015, Nga khẳng định mục tiêu chỉ là IS và Mặt trận al-Nusra, vì thế, thỏa thuận không ảnh hưởng hay giới hạn mục đích của Nga ở Syria.
Vài giờ trước khi thỏa thuận được thực thi, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sẽ không chấm dứt chiến dịch không kích nhằm vào IS, Mặt trận Al-Nusra và “những nhóm khủng bố khác”. Phe đối lập Syria nghi ngại, thỏa thuận là “lỗ hổng” để Nga và Syria lấy làm vỏ bọc tấn công lực lượng này.
Mạng tin tình báo Debka của Israel thậm chí chỉ ra rằng, thỏa thuận ngừng bắn ở Syria được Nga và Mỹ xác lập từ… tháng 12/2015. Theo đó, “thỏa thuận bí mật” thực chất là sự phân vùng ảnh hưởng và trách nhiệm quân sự của mỗi bên, trong đó Mỹ “đảm trách” các khu vực phía Đông sông Euphrates, còn Nga “bao quát” vùng lãnh thổ bờ Tây. Diễn biến trên chiến trường Syria thời gian qua dường như củng cố lập luận này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo