Thủ tục nhiêu khê: Chỉ dịch vụ photocopy hưởng lợi
Kể tên "kính thưa các loại giấy tờ" mà mỗi công dân buộc phải có hiện nay, ĐBQH Bùi Mạnh Hùng trong phiên Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Hộ tịch và Căn cước công dân đã cho rằng “hiện nay cửa hiệu photocopy rất nhiều”. Giấy tờ nhiều, thủ tục hành chính đang làm khổ người dân.
Cần lời giải trình mang tính khoa học
Công dân cần CMND, hộ khẩu, hộ chiếu, giấy phép lái xe... trong khi không thể mang những giấy tờ này đi cùng một lúc. Cơ quan nào cũng cho rằng, giấy tờ là để phục vụ cho công tác quản lý xã hội, điều này là cần thiết, nhưng nhiều giấy tờ quá gây phiền toái vô cùng.
Phiền toái đến mức thiếu đi một thứ giấy trong vô số những thứ giấy đó là công việc đình trệ ngay tại cửa cơ quan công quyền - ông Hùng nói.
Người dân hy vọng số định danh trên thẻ căn cước sẽ thay thế cho các loại giấy tờ trên, nhưng xem ra điều này chưa giải quyết ngay được. Chẳng hạn, theo ông Hùng, tờ trình nói sau khi hoàn thành cơ sở hạ tầng và tích hợp đầy đủ dữ liệu công dân sẽ bỏ sổ hộ khẩu, nhưng không có lộ trình, thời gian hoàn thiện cơ sở hạ tầng này. Căn cước công dân (CCCD) có thể thay thế được loại giấy tờ nào, hay chỉ thay được hộ khẩu?
ĐB Nguyễn Thanh Thúy đề nghị cần tính toán kỹ hơn những tác động với người dân và xã hội. Theo bà, có hàng trăm văn bản liên quan buộc người dân phải xuất trình CMND, ví dụ hộ tịch, hải quan, và nếu thẻ CCCD thay thế cho CMND thì các luật khác phải điều chỉnh để có sự phù hợp.
ĐBQH Nguyễn Trọng Nhân cũng nêu thực tế là trong khi Quốc hội đang cho ý kiến, nhưng đã có địa phương triển khai cấp mẫu CMND mới 12 số. Cơ quan soạn thảo dự kiến mã hoá dữ liệu mà gán chức năng định danh cho 12 số này với mục tiêu không trùng lắp, không chạm số trong 500 năm, tôi nghĩ cách tiếp cận này chưa ổn. Ông đề nghị: Quốc hội cần nghe một lời giải trình mang tính khoa học, thuyết phục hơn, bởi về mặt xã hội, sự thay đổi này sẽ tạo ra một sự xáo trộn, lãng phí vô cùng lớn. Bỏ đi 68 triệu CMND cũ với những mối quan hệ đã thiết lập chằng chịt là một việc làm cần cân nhắc. Ông cũng đề nghị dừng cấp CMND 12 số và tiến hành hợp nhất toàn quốc CMND 9 số.
Ông Nhân viện dẫn: Sau hơn 400 năm nếu hết kho số cũ mà mã số công dân mới cũng chỉ nên tối đa gồm 9 chỉ số, 3 cơ số đầu chạy từ 0-99, và a-z, tức là một vị trí chạy 36 lần. 6 số còn lại chạy từ 0-99 theo cách này, kho số sẽ có hơn 46,65 tỉ đầu số đủ dùng cho hơn 23.000 năm”.
"Tôi không đồng tình"
Theo dự thảo luật, thẻ CCCD sẽ được cấp cho trẻ từ khi sinh ra đến đủ 14 tuổi thì cấp đổi và bổ sung định dạng bằng hình ảnh và vân tay. Rất nhiều ĐBQH không đồng ý quy định này. ĐBQH Đặng Thị Kim Liên đề nghị cân nhắc kỹ bởi quy định này gây phiền hà cho công dân, tạo sự tốn kém không cần thiết bởi trẻ dưới 14 tuổi đặc điểm nhận dạng chưa ổn định, chưa phải chịu trách nhiệm về hình sự và trong các giao dịch dân sự cũng cần có cha mẹ hay người dám hộ nào đại diện.
ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương kiên quyết:“Tôi không đồng tình với việc thay đổi tên gọi CMND thành CCCD. Quốc hội bấm nút đồng tình để thông qua thì rất đơn giản, nhưng hệ lụy kéo theo rất phức tạp. Đó là việc tất cả các bộ, ban, ngành phải thay đổi toàn bộ hồ sơ, lý lịch và những giấy tờ chúng ta đã in sẵn để thay từ CMND thành căn cước thì “bao nhiêu là tốn kém”. Đó là sự lẫn lộn, trùng lắp trong lưu trữ. Trong khi “bản chất của CCCD và CMND không có gì thay đổi”.
Báo Lao Động
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Cột tin quảng cáo