Thủ tướng yêu cầu khởi tố theo pháp luật hành vi đánh bác sĩ
"Phí cỏ" là phí gì?
Theo phản ánh của người dân xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, thời gian qua, người dân có trâu, bò muốn được thả ra đồng thì phải đóng những khoản phí vô lý cho Hợp tác xã dịch vụ Minh Anh (HTX).
Cụ thể, mức thu mà HTX đưa ra là 100.000 đồng phí đồng cỏ/con/năm, 300.000 đồng tiền thế chấp chăn thả gia súc, gia cầm. Tổng khoản phí phải nộp: hộ có 1 đến 3 con trâu, bò thu 300.000 đồng; từ 3 đến 5 con thu 500.000 đồng; từ 5 đến 10 con thu 1.000.000 đồng và hộ có từ 10 con trở lên thu 2.000.000 đồng.
Kể từ khi HTX đi vào hoạt động, người dân phải nộp phí đồng cỏ cho HTX nếu muốn chăn thả trâu, bò ra đồng.
Loại phí vô lý này khiến người dân rất bức xúc và đã nhiều lần có ý kiến phản ánh. “Nếu nhà nào không đóng tiền, HTX sẽ cấm chăn thả trâu, bò ra ngoài đồng, bãi cỏ. Ai muốn nuôi trâu, bò mà không nộp phí thì phải nhốt ở nhà chứ không được thả ra đồng”, một người dân cho biết.
Không riêng gì các hộ chăn nuôi trâu, bò mà những người có máy gặt đập cũng phải phải đóng tiền “đặt cọc” cho HTX khi muốn đầu tư máy móc phục vụ nông nghiệp trên địa bàn.
Qua tìm hiểu được biết, những hộ dân có máy gặt, máy lồng phải đóng 5 triệu đồng gọi là tiền thế chấp cho HTX, ngoài ra mỗi máy còn phải đóng thêm 10%/đầu sào phí dịch vụ.
Trong khi đó, máy móc là do người làm dịch vụ tự bỏ tiền ra mua. Nếu không nộp khoản phí mà HTX đưa ra thì những người có máy móc sẽ không được làm.
"Thu như vậy là đúng" (?!)
Ông Dương Đình Minh - Giám đốc HTX dịch vụ Minh Anh - thừa nhận HTX có thu những khoản tiền nêu trên. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, HTX thu tiền trên tinh thần tự nguyện đóng góp và có văn bản họp dân, dựa trên quy ước đồng điền của làng từ xưa đến nay.
Ông Minh cho rằng, những năm trước luôn xảy ra tình trạng một số hộ dân nuôi thả gia súc bừa bãi, phá hoại hoa màu, bờ thửa của nhân dân. Tháng 12/2017, HTX tiếp nhận bàn giao từ UBND xã đã tổ chức họp các hộ chăn nuôi và đưa ra phương án thu 100.000 đồng/con và nộp một khoản tiền thế chấp theo tỉ lệ.
Nếu hộ chăn nuôi không để gia súc phá hoại hoa màu của nhân dân thì đến cuối năm, HTX sẽ hoàn trả số tiền đã thế chấp. Theo ông Minh, tất cả các hộ dân đã đồng ý thống nhất trong hội nghị về vấn đề này.
Cũng theo ông Minh, HTX hoạt động theo Luật HTX và được phép thu dịch vụ với 3 khâu, gồm: Bảo vệ đồng điền; khuyến nông và thủy lợi nội đồng, với mức thu là 12 kg thóc/sào/năm. Việc thu phí chăn thả trâu, bò là HTX dựa trên quy ước đồng điền do UBND xã ban hành từ lâu, HTX chỉ kế thừa lại.
Liên quan đến khoản thu tiền thế chấp máy cày bừa, gặt đập, theo ông Minh đây là điều lệ của HTX. Ông Minh giải thích, chủ máy mỗi khi đưa máy ra đồng sẽ làm ảnh hưởng đến bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương thủy lợi. Nếu làm hư hỏng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống thủy lợi mà không tự sửa chữa, chủ máy phải chịu trừ vào khoản tiền đã đặt cọc để HTX sửa chữa cho nhân dân.
Đối với việc trích 10% phí thu dịch vụ, ông Minh lý giải, do các hộ trong tổ cơ giới hóa tự nguyện đóng góp để chi cho công tác hoạt động của tổ.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, văn bản họp dân không có số lượng người dân trên các xứ đồng của xã Thiệu Dương tham gia và số người đồng ý quan điểm của HTX. Bên cạnh đó, quy ước đồng điền là một văn bản (có đóng dấu bản sao) do HTX tự lập nên từ tháng 1/2018 để yêu cầu người dân phải thực hiện theo.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Thiệu Dương - cho biết: Việc HTX dịch vụ Minh Anh thu như vậy là đúng bởi có văn bản thỏa thuận của các hộ dân với HTX và dựa trên quy ước đồng điền do HTX và người dân lập nên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo