Thực phẩm sạch phải đóng phí
Ngày 16/12, Thông tư số 149/2013/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của Bộ Tài chính ban hành, chính thức có hiệu lực.
Theo đó, các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp phải trả mức phí 150.000 đồng/lần cho việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; cấp giấy xác nhận lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu.
Ngoài ra, mức phí này cũng áp dụng cho việc xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến. Thông báo đủ điều kiện lưu hành đối với sản phẩm nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chặt; cấp phiếu kết quả thử nghiệm an toàn thực phẩm có mức phí là 150.000 đồng/lần cấp.
Trao đổi với báo chí, ngày 17/12, anh Hồ Văn Trung, Giám đốc một nhà hàng chuyên kinh doanh ẩm thực Nhật ở quận 1 cho biết, nếu chiếu theo quy định này, nhà hàng của anh buộc phải nộp không dưới 10 loại lệ phí khác nhau nếu theo Thông tư 149.
“Kinh doanh ngày càng khó khăn, việc thu quá nhiều loại phí như thông tư trên quy định càng làm doanh nghiệp khó hơn”, anh Trung nói.
Cũng theo thông tư, phí thẩm định xét duyệt hồ sơ công bố lần đầu phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thường, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vật liệu bao gói và dụng cụ tiếp xúc trực tiếp thực phẩm là thực phẩm bao gói sẵn nhằm kinh doanh trên thị trường là 500.000 đồng/lần/sản phẩm.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm chức năng, phải chịu phí thẩm xét hồ sơ công bố lần đầu phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong ngành thực phẩm buộc phải trả phí thẩm định, xét duyệt hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo áp phích, tờ rơi, poster là 1.000.000 đồng/lần/sản phẩm.
Nếu doanh nghiệp quảng cáo trên đài truyền hình, phát thanh là 1.200.000 đồng/lần/sản phẩm.
Đối tượng phải nộp đầy đủ phí này mới được hoạt động là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, xác nhận.
Tất cả số tiền thu phí này sẽ nộp về ngân sách nhà nước. Cơ quan thu phí được trích 90% tổng số tiền về phí thực thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024
Cột tin quảng cáo