Thị trường

Thuế thuốc lá của Việt Nam vẫn ở mức thấp của thế giới

Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2004 và có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp đã được chứng minh để giảm tiêu dùng thuốc lá, bao gồm tăng mạnh thuế thuốc lá. Tuy nhiên theo đánh giá, thuế thuốc lá của Việt Nam hiện vẫn ở mức thấp nhất thế giới, và đây là một trong những nguyên nhân không giảm được số người sử dụng thuốc lá, dẫn tới gần 75.000 ca tử vong do sử dụng thuốc lá mỗi năm. Nguy hiểm hơn, những người mắc

Mới đây Chính phủ đề nghị từ 1.1.2016 điều chỉnh mức thuế suất đối với thuốc lá từ 65% lên 70%, và đến năm 2019 tăng lên 75%, nhưng theo ý kiến các chuyên gia của Ủy ban phòng chống Tác hại thuốc lá, WHO, Ngân hàng thế giới, Tổ chức Nhịp cầu sức khỏe Canada…mức tăng thuế suất này chưa đủ để đem lại những tác động tích cực đến giảm tiêu dùng thuốc lá. Hiện Việt Nam có tỉ lệ thuế trên giá bán lẻ thuốc lá là 41,6%, thấp hơn nhiều nếu so với tỉ lệ thuế trên giá bán lẻ của các nước trong khu vực, cũng như trên thế giới. 

Cụ thể: Mức thuế thuốc lá của Brunei là 81%, Singapore là 71%, Thái Lan là 70%, Malaysia là 57%, Philippines là 53%, Indonesia là 51%, Lào là 43%. Với các nước phát triển, mức thuế thuốc lá cao hơn rất nhiều, Pháp là 80%, Đức là 73%, Australia 60%...Chính vì thế giá  thuốc lá của Việt Nam hiện nay còn rất rẻ. Giá thực thuốc lá (không tính lạm phát) cũng đã không tăng trong nhiều năm qua trong khi thu nhập người dân tăng lên. Điều này có thể khuyến khích sức mua tăng. 

Các chuyên gia tính toán, muốn giá thực của thuốc lá không ngày càng rẻ đi thì thuế phải tăng trung bình từ 8-10%/năm. Nếu Luật thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ có thể điều chỉnh 2 năm một lần thì ít nhất thuế tiêu thụ đặc biệt cũng cần tăng thêm 20% vào  năm 2015 và thêm 20% vào năm 2018 như đề xuất của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó cũng có nhiều ý kiến lo ngại rằng tăng thuế sẽ làm gia tăng buôn lậu. Nhưng trên thực tế, nhiều bằng chứng đã cho thấy thuế thuốc lá và buôn lậu thuốc lá là 2 vấn đề khác nhau. Đặc biệt là ở Việt Nam khi mà thị hiếu hay “gu” hút là yếu tố quan trọng nhất dẫn đến tiêu dùng thuốc lá lậu chứ không phải do giá. Hiện tại, có tới 90% thuốc lá lậu tiêu thụ trên thị trường là các nhãn hiệu có giá cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm trong nước. Cần phải nhận định rõ tăng thuế thuốc lá không phải là nguyên nhân làm gia tăng buôn lậu và buôn lậu thuốc lá không thể là lý do để do dự việc tăng thuế thuốc lá.

Tại Hội nghị Các bên tham gia FCTC của WHO lần thứ 6 diễn ra trung tuần tháng 10 vừa qua tại Liên bang Nga, một nội dung được nhấn mạnh là thực hiện các biện pháp về giá và thuế để giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá. Các bên đã nhất trí thông qua Hướng dẫn thi hành Điều 6: Các biện pháp về giá và thuế để giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá. 

Hướng dẫn này đưa ra những lời khuyên cụ thể cho từng quốc gia, trong đó có Việt Nam, về các biện pháp thực hành tốt nhất trong lĩnh vực thuế thuốc lá và sẽ rất quan trọng trong việc hỗ trợ các bên trong việc đáp ứng các nghĩa vụ của mình với FCTC. Việc Hướng dẫn được thông qua lần này mà không có thay đổi sau hơn 4 năm trao đổi đã cho thấy sự đồng thuận mạnh mẽ của các bên về tầm quan trọng cũng như sức mạnh của Hướng dẫn.

 Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình với FCTC, tuy nhiên, đề xuất tăng thuế thuốc  lá hiện nay của Việt Nam không tiến gần để đáp ứng yêu cầu của Hướng dẫn Điều 6, mức đề xuất thuế thuốc lá hiện cũng không có tác động đáng kể tới giảm số ca tử vong do sử dụng thuốc lá tại Việt Nam.

Nếu như chúng ta tiếp tục cho rằng tăng thuế thuốc lá có thể sẽ phát sinh việc gia tăng buôn lậu thuốc lá mà chần chừ tăng thuế thì việc giảm số người mắc bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ không khả thi. Để kiểm soát buôn lậu thì các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác phòng chống  buôn lậu nói chung và thuốc lá nói riêng.

Tăng thuế thuốc lá cũng là một trong những biện pháp giúp những người hút thuốc lá, nhất là những người trong độ tuổi lao động sẽ phải cân nhắc trước khi mua thuốc lá.

Kể từ báo cáo đầu tiên về thuốc lá và sức khỏe được Tổng Y sĩ Hoa kỳ công bố năm 1964, tới nay đã có khoảng 20 triệu người chết tại Mỹ do hút thuốc lá và hít phải khói thuốc thụ động. Trong đó 7.787.000 ca tử vong do bệnh tim mạch và tiểu đường; 6.587.000 ca tử vong do các loại ung thư liên quan đến thuốc lá; 2.194.000 ca tử vong do bệnh tim do hít phải khói thuốc thụ động.

Theo báo Lao động
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo