Thuốc dỏm lan tràn
Mới đây, nhiều gia đình ở Hà Nội bàng hoàng khi hay tin Trung tâm Dịch vụ Y tế dự phòng 131 Lò Đúc tiêm “nhầm” vắc-xin bạch hầu - uốn ván - ho gà và bại liệt quá hạn sử dụng cho trẻ em.
Nhiễm khuẩn, pha trộn
Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa thông báo đình chỉ lưu hành khẩn cấp thuốc viên nén Maninil 5 chỉ định điều trị đái tháo đường ở người lớn tuổi (loại hộp 6 vỉ x 20 viên, số lô: 02579, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TPHCM nhập từ Đức), do không đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu hòa tan. Sở Y tế yêu cầu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế TP. Hồ Chí Minh phải khẩn trương thu hồi sản phẩm này và gửi báo cáo về sở trước ngày 13/3.
Vô hiệu hóa giải pháp điều trị PGS-TS Trương Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Dược học TP. Hồ Chí Minh, cho biết người bệnh luôn đối mặt với những di chứng khó lường khi sử dụng thuốc quá hạn sử dụng, thuốc kém chất lượng. Thuốc dỏm không chỉ tác hại lớn đến sức khoẻ như phản ứng dị ứng, nhiễm độc kim loại nặng, dễ kháng thuốc… mà còn gây vô hiệu hóa các giải pháp điều trị khiến bệnh nhân dễ tử vong. |
Tại Đồng Tháp, sở Y tế tỉnh này yêu cầu khẩn trương thu hồi, báo cáo trước ngày 18/2 đối với thuốc viên nén bao phim Bài Thạch Tana chỉ định điều trị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi mật (lô: 010711; hạn dùng 7-2014, số đăng ký: V1631-H12-10, Công ty Cổ phần Dược phẩm Tân Á-Hà Nội sản xuất), do không đạt chỉ tiêu độ tan rã.
Thống kê của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương cho thấy năm 2011, trong số hơn 31.000 mẫu thuốc được kiểm tra thì đã có hơn 1.000 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng như nhiễm khuẩn, không đủ độ hòa tan, không đủ định lượng.
Đông dược trộn tân dược
Nhiều lương y cũng cảnh báo tình trạng trộn tân dược vào đông dược. Gần đây, Bộ Y tế đã phát hiện thuốc Phong tê cốt thống thủy (chai 280 ml, lô sản xuất 01/12/10, ngày sản xuất: 1/12/2010, hạn dùng: 24 tháng, số đăng ký: V1338-H12-10, cơ sở sản xuất thuốc thành phẩm y học cổ truyền An Tiêm-TPHCM sản xuất), đang được bán tại An Giang, do có chứa tân dược dexamethason với hàm lượng 1,4 mg/100 ml chế phẩm.
Theo PGS-TS Phạm Vũ Khánh, Vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế), mục đích trộn tân dược vào đông dược là nhằm tạo ra những hiệu quả tức thời khiến người bệnh giảm đau, có cảm giác ăn ngon, ngủ yên, tăng cân... nhưng di chứng về sau sẽ rất khó lường. Nếu vô tình lạm dụng các loại thuốc pha trộn kiểu này, người bệnh sẽ bị phù nề, loét dạ dày, mục xương, suy gan, trụy tim mạch... Một số loại bệnh có thể sử dụng kết hợp tân dược với đông dược để điều trị đạt hiệu quả nhưng nhất thiết phải có chỉ định rõ ràng và không được trộn chung.
Theo NLĐ
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc