Thương hiệu

Chuyên gia nhận định: Chưa phải thời điểm thích hợp tăng thuế nước ngọt

DNVN - Vừa qua, Bộ Tài chính để xuất bổ sung đồ uống có đường vào danh mục sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), tuy nhiên còn nhiều bất đồng xung quanh dự thảo này. Theo tính toán, việc áp thuế TTĐB lên đồ uống có thể gây thiệt hại 880,4 tỷ đồng cho nên kinh tế, ảnh hưởng đến 21 ngành hàng và hơn 300.000 hộ gia đình.

Nha Trang sẵn sàng cho cuộc thi trình diễn drone light đầu tiên trên thế giới / Những hương vị thịt thơm ngon đến từ nước Nga: Chúng ta hãy cùng khám phá nhé!

Người tiêu dùng là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên

Về bản chất, thuế TTĐB là một loại thuế gián thu thông qua việc tăng giá bán sản phẩm, từ đó tác động trực tiếp lên ví tiền của người tiêu dùng. Đồ ăn, thức uống là những sản phẩm thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày, vì vậy việc áp dụng thuế TTĐB lên đồ uống có đường sẽ tăng thêm gánh nặng tài chính cho người dân, nhất là những người có thu nhập thấp và trung bình, vốn đã phải “thắt lưng buộc bụng” trong thời điểm kinh tế khó khăn. Theo báo cáo của McKinsey năm 2023, thu nhập và tiết kiệm của người tiêu dùng Việt Nam đang giảm, buộc họ phải thắt chặt chi tiêu hơn so với người tiêu dùng ở các nước châu Á - Thái Bình Dương khác (1).

Trong khi đó, nhu cầu giải khát của người lao động phổ thông và người có thu nhập thấp ở Việt Nam là rất lớn, với 55% trong số đó sử dụng nước giải khát để bổ sung năng lượng cho các hoạt động thể chất và thể thao.

Mặt khác, cuộc sống của người dân còn chịu tác động tiêu cực khi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp suy giảm do thay đổi trong chính sách thuế. Thực tế hiện nay, số lượng lao động trong ngành nước giải khát và ngành mía đường ở nước ta là rất lớn. Chỉ xét riêng về các doanh nghiệp nước giải khát, mỗi doanh nghiệp nước giải khát có quy mô tổng số lao động lên tới gần 3.000 - 4.000 người, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng lên đến 9.000 doanh nghiệp và số hộ kinh doanh sản phẩm lên tới 1 triệu hộ (3).

Việc đánh thuế TTĐB đối với đồ uống có đường sẽ kéo theo hàng loạt tác động lan tỏa đối với tất cả các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị theo chiều dọc (2) và hàng trăm nghìn công ăn, việc làm của người lao động. Cụ thể, giá trị sản xuất của 21 ngành hàng sẽ giảm trung bình 0.08%, thu nhập của người lao động từ sản xuất của cả nền kinh tế giảm 0,155%, thặng dư sản xuất giảm 0,083%, lao động giảm 0,092%, ảnh hưởng đến kế sinh nhai của hơn 300.000 hộ gia đình trồng mía (4).

Nguy cơ thất thu ngân sách

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã chỉ ra rằng nếu tăng thuế TTĐB đối với nước giải khát, tuy ngân sách sẽ tăng 2.279,1 tỷ đồng, nhưng sản lượng sản xuất sẽ sụt giảm3.159,5 tỷ đồng, kéo theo ảnh hưởng âm 880,4 tỷ đồng (3) cho ngân sách nhà nước.

Các con số khác trong báo cáo của CIEM đều cho thấy mức thiệt hại nặng nề của chính sách thuế mới đối với nền kinh tế nước nhà: giá trị tăng thêm của cả nền kinh tế (GVA) giảm 0,135%, GDP giảm 0,115%, thu nhập của người lao động từ sản xuất của cả nền kinh tế giảm 0,155%, và thu ngân sách qua thuế gián thu cũng giảm khoảng từ 0,065% – 0,085%4.

Bà Nguyễn Minh Thảo - trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, việc áp thuế TTĐB lên đồ uống có đường cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh những hệ lụy không mong muốn. Chính phủ cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố kinh tế - xã hội và đưa ra các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà không gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Các doanh nghiệp nước giải khát đã và đang đóng góp rất nhiều cho ngân sách nhà nước qua việc cùng lúc thực hiện nhiều trách nhiệm thuế khác nhau. Bên cạnh các loại thuế VAT và thuế xuất nhập, từ ngày 1/1/2024, doanh nghiệp tại Việt Nam còn chi trả các loại phí mới như phí tái chế, xử lý chất thải theo Luật bảo vệ môi trường.

Các chi phí để thực hiện trách nhiệm kiểm kê khí nhà kính, phí đối với khí thải, phí nước thải cũng đang chuẩn bị bổ sung. Việc áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường tại thời điểm này sẽ gia tăng gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi họ đang vật lộn với quá trình phục hồi sau đại dịch và sự khó khăn chung của kinh tế toàn cầu.

Nguồn:

1. Vietnamese consumers are coming of age in 2023: How businesses can stay ahead. McKinsey. https://www.mckinsey.com/Featured-Insights/Asia-Pacific/Vietnamese-consumers-are-coming-of-age-in-2023-How-businesses-can-stay-ahead

2. Tham luận của VCCI, trong Hội thảo “Góp ý Đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”, VCCI, ngày 05/7/2023

3. Ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), tại Hội thảo Góp ý đề nghị xây dựng Dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (2023). https://baophapluat.vn/doanh-nghiep-nuoc-giai-khat-kien-nghi-can-nhac-thue-tieu-thu-dac-biet-post480387.html

4. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), 2018 (cập nhật 2021), Tác động Kinh tế - Xã hội của Thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm nước giải khát có đường tại Việt Nam

Minh Hồng
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo