Thương lái mua cả cá tra... chết bán sang Trung Quốc
Mặc dù xuất khẩu cá tra sang EU giảm mạnh và sang Mỹ gặp khó vì chương trình thanh tra cá da trơn và áp lực thuế chống bán phá giá cao nhưng cá tra sang các thị trường khác lại tăng mạnh. Cụ thể xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 42% và thị trường này đã vượt Mỹ trở thành nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đang tiềm ẩn một số quan ngại cho ngành khi các doanh nghiệp qua cả đường biển và đường bộ.
Việc kiểm soát chất lượng không đồng bộ, giá xuất qua 2 phương thức này chênh lệch nhau, dẫn đến sự canh tranh không công bằng và gây bất ổn định về nguồn nguyên liệu xuất khẩu.
“Xuất khẩu đường tiểu ngạch được thực hiện bởi cá nhân. Họ thu gom cả cá ngộp, cá chết, chất lượng rất kém. Đặc biệt, giá cá tra tiểu ngạch qua biên giới thấp hơn chính ngạch ít nhất 1 USD”, Vasep cảnh báo.
Từ nhận định trên, Vasep kiến nghị Chính phủ kiểm soát biên giới ít nhất 3 tháng, tiến hành kiểm tra chất lượng và cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trên con đường tiểu ngạch, giống như con đường chính ngạch. Như vậy mới giữ được uy tín về chất lượng cá tra Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, xuất khẩu cá tra trong tháng 3 ước đạt 165 triệu USD, tăng 16% , kéo theo tổng xuất khẩu cá tra 3 tháng đầu năm ước đạt gần 430 triệu USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT