Thương lái Trung Quốc lại giở trò
Trung Quốc là một trong những thị trường nhập nhiều gạo của Việt Nam kể từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, gần đây, việc làm ăn với Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí ảnh hưởng xấu đến uy tín chất lượng gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
Bất thường
Khoảng 4 tháng đầu năm 2012, thương lái Trung Quốc ùn ùn tìm đến vựa lúa đồng bằng sông Cửu long. Họ đến tận các địa phương tìm mua gạo chất lượng cao, gạo thơm. Các thương lái này còn vào trực tiếp nhà máy của doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam ký hợp đồng, mở L/C nhập chính ngạch.
Nhiều doanh nghiệp trong ngành gạo cho biết từ giữa tháng 5 đến nay, việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch đã chậm hẳn lại so với trước.
Cả gạo 5% tấm lẫn 25% tấm đều ùn ứ trong các kho. Tiến độ giao gạo sang Trung Quốc bị chậm lại có nguyên nhân ở khả năng giao nhận hàng. Nỗi lo lớn nhất trong việc xuất khẩu gạo sang TQ hiện nay vẫn là nguy cơ bị từ chối nhận khi hàng đã tới cảng của họ hoặc bị khách hàng Trung Quốc hủy hợp đồng.
Cố ý
Với giá gạo trắng khoảng 8.000 – 8.500 đồng/kg, nếu trộn 50% vào gạo thơm và bán dưới mác gạo thơm thì thương nhân Trung Quốc sẽ lợi 1/3 giá.
Tuy nhiên, theo giới chuyên môn phân tích, thương lái Trung Quốc không chú trọng nhiều vào lợi ích kinh tế mà chủ yếu nhằm hạ uy tín gạo của Việt Nam; thậm chí còn phá hoại nền sản xuất gạo chất lượng cao, cụ thể là gạo thơm đang được xây dựng khá thành công gần đây.
Tự làm mất thương hiệu
Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, lo ngại: “Chúng tôi không ủng hộ cách làm ăn thế này. Việc “giao kèo” của một số doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo ở nước ta với đối tác Trung Quốc trộn gạo trắng với gạo thơm sẽ làm mất đi thương hiệu của gạo thơm Việt Nam”. Trong khi đó, ông Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty Cổ phần Gentraco, cho biết sẽ thực hiện nghiêm túc yêu cầu của VFA, không vì lợi nhuận mà tiếp tay cho thương lái Trung Quốc gây rối loạn thị trường, hạ thấp uy tín chất lượng gạo và thương hiệu gạo thơm của Việt Nam.
|
“May mà mình phát hiện, ngăn chặn kịp thời, nếu không thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam” - ông Phong nhìn nhận. Ông Phong cho rằng chính sách thu mua gạo của thương lái Trung Quốc rất đáng phải lưu ý. Họ liên tục thay đổi quyết định như dừng mua rồi đột ngột mua trở lại. Cách làm này nhằm mục đích làm hạ giá lúa gạo của Việt Nam xuống.
VFA cũng cảnh báo các doanh nghiệp thành viên tuyệt đối không nghe lời thương nhân Trung Quốc trộn gạo trắng vào gạo thơm khi thương lượng hợp đồng xuất khẩu vì như vậy sẽ ảnh hưởng tới uy tín, chất lượng gạo thơm nước ta. VFA cũng cảnh báo nếu phát hiện doanh nghiệp nào vi phạm, sẽ bị xử lý nghiêm.
Theo NLĐ
End of content
Không có tin nào tiếp theo