Thương mại Việt-Nhật đạt gần 9 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm
Theo Hải quan Việt Nam, cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Nhật Bản luôn ở trạng thái tương đối cân bằng, 4 tháng đầu năm 2016 Việt Nam thâm hụt 51 triệu USD.
Tuy nhiên, trong vòng hơn 10 năm trở lại đây từ năm 2006 đến 4 tháng đầu năm 2016 tổng cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt thặng dư với Nhật Bản lên tới 3,59 tỷ USD. Đặc biệt từ năm 2012 đến 2014 luôn đạt mức thặng dư cao, như năm 2013 thặng dư 2,02 tỷ USD, năm 2014 thặng dư 1,77 tỷ USD.
Theo Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản trong 4 tháng đầu năm 2016 đạt 4,32 tỷ USD, giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 8,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Nhật Bản cũng có sự tăng trưởng mạnh trong 10 năm trở lại đây, năm 2006 chỉ đạt kim ngạch 5,23 tỷ USD đến năm 2015 là 14,13 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm.
Trong đó có những năm xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ như năm 2008 tăng 40%, năm 2011 tăng trưởng 39,5%, năm 2012 tăng trưởng 21%. Ở chiều ngược lại chỉ có một số năm giảm như năm 2009 giảm 26,3% chủ yếu do khủng hoảng kinh tế gây ra, năm 2015 cũng có sự suy giảm nhẹ, giảm 3,8%.
Những nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2016 gồm: đứng đầu là hàng dệt may đạt kim ngạch 845 triệu USD, tăng nhẹ ở mức 2,2% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 19,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản; đứng thứ hai là nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng đạt kim ngạch 592 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 13,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản; đứng thứ 3 là nhóm hàng máy móc, thiết bị dụng cụ và phụ tùng khác đạt kim ngạch 446 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 10,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản; ngoài ra còn có các nhóm hàng khác như gỗ và sản phẩm gỗ; hàng thủy sản; giầy dép các loại; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;... là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của Việt Nam sang Nhật Bản.
Ở chiều ngược lại, trong 4 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Nhật Bản đạt 4,37 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 8,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tương tự như hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ Nhật Bản cũng có sự tăng trưởng mạnh từ 4,7 tỷ USD năm 2006 lên 14,36 tỷ USD năm 2015, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm. Trong đó một số năm có mức tăng trưởng cao như năm 2008 tăng 37%, năm 2011 tăng 26%...
Các mặt hàng có xuất xứ Nhật Bản được nhập khẩu chủ yếu vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2016 gồm: đứng thứ nhất là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác đạt kim ngạch 1.260 triệu USD, giảm 26,8% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 28,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Nhật Bản; thứ hai là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch 769 triệu USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm năm 2015, chiếm 17,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Nhật Bản; đứng thứ 3 là nhóm hàng sắt thép các loại đạt kim ngạch 381 triệu USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 17,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa xuất xứ Nhật Bản. Các nhóm hàng nhập khẩu chủ yếu khác như: linh kiện, phụ tùng otô đạt 222 triệu USD; sản phẩm từ chất dẻo 192 triệu USD; vải các loại 176 triệu USD...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá nông sản ngày 15/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu giảm giá
Giá heo hơi ngày 15/11/2024: Tiếp tục tăng giá tại một số tỉnh phía Nam
MSB đầu tư chiến lược vào nền tảng ngân hàng tương tác
Các chủ nhân căn hộ The Diamond Residence chính thức nhận sổ hồng
Giá ngoại tệ ngày 15/11/2024: USD duy trì đà tăng
Sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cho cuối năm và Tết