Thủy điện Đồng Nai 2 tích nước, 6 nhà dân bị sập
Hiện trường ngày 13/10 ở thôn Gia Bắc 2, xã Tân Nghĩa có nhiều con đường bị nứt, bùn từ dưới đất phun lên. Một số vị trí, nền đường sụt xuống khoảng 30 cm so với ban đầu. Nhiều trụ điện bị gãy đổ gây mất điện một số khu vực.
Các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng kể lại: "Vào rạng sáng ngày 10-10, khi đang ngủ thì nghe tiếng nổ trong lòng đất, nhà bị rung lên. Khoảng vài phút sau thì tường nhà nứt toát, nền nhà bị lún xuống, tiếp theo mái nhà đổ ập xuống. Toàn bộ căn nhà bị hư hại chỉ trong khoảng 30 phút".
Nhấn chìm dân trong lòng hồ
Được biết, công trình thủy điện Đồng Nai 2 được xây dựng trên sông Đa Dâng, thuộc thủy điện bậc thang thứ ba trong quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đồng Nai.
Công trình có tổng mức đầu tư 3.000 tỉ đồng, do Cty cổ phần thủy điện Trung Nam làm chủ đầu tư, có công suất lắp máy 73,5MW, mỗi năm cung cấp khoảng 275 triệu kWh điện.
Theo tính toán, công trình này có 475ha đất của 297 hộ dân nằm trong diện giải tỏa với tổng kinh phí 134 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đến ngày tích nước, đơn vị chủ đầu tư chỉ mới thực hiện chi trả khoảng 76 tỉ đồng cho 156 hộ dân; nghĩa là vẫn còn hơn 140 hộ dân chưa nhận được tiền đền bù.
Do chưa được nhận tiền đền bù hoặc đã nhận nhưng chưa đủ, nên đến ngày thủy điện Đồng Nai 2 tích nước, vẫn còn đến hơn 200 hộ dân chưa di dời nhà cửa và tài sản ra khỏi lòng hồ.
Chủ tịch UBND xã Liên Hà, ông Đào Xuân Sơn, cho biết, ngày 17/9, Công ty CP thủy điện Trung Nam (chủ đầu tư thủy điện Đồng Nai 2) có văn bản thông báo tích nước, đến ngày 19/9, địa phương mới nhận được thông tin và thông báo cho dân, nhưng chỉ 2 ngày sau (ngày 21/9) thủy điện đã tích nước.
Thời gian quá gấp, hầu hết người dân không kịp xoay xở. Đến ngày 22 - 23/9, địa phương huy động lực lượng giúp dân di dời được một ít tài sản, còn lại nhiều thứ máy móc, vật nuôi, ao cá và nhất là khoảng 200ha cà phê (trong đó có nhiều diện tích cà phê Catimo đã chín) bị nhấn chìm, thiệt hại sơ bộ trên 160 tỷ đồng.
Hiện tại, tỉnh Quảng Nam cũng đã cho tiến hành dừng 20 dự án thủy điện lớn nhỏ khác nhau để đảm bảo cuộc sống cho người dân, môi trường.
Tại Quảng Ngãi, hiện đã có 4 dự án thủy điện đi vào hoạt động, 7 dự án bị loại bỏ, và 3 dự án khác đang xem xét loại bỏ.
Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm ngày 22/7 cũng đã đề xuất tạm dừng xây dựng thuỷ điện mới ở Tây Nguyên trong 2 năm 2013 - 2014 để tập trung khắc phục hậu quả về môi trường và xã hội.
Còn ở Đồng Nai, dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A cũng đã bị tạm dừng vĩnh viễn vì gây ra những tác động bất lợi đến môi trường sinh thái, đặc biệt là tác động đến sự toàn vẹn của Vườn Quốc gia Cát Tiên, khu ngập nước Bàu Sấu. |
Đặc biệt, trong mấy ngày qua, khi nước lòng hồ đã dâng cao và trời có mưa to nên UBND huyện Lâm Hà đã phải huy động đến hàng trăm người gồm quân đội, công an, dân quân cơ động... để giúp hơn 200 hộ dân di dời khỏi khu vực lòng hồ thủy điện Đồng Nai 2, nhưng vẫn không kịp.
Nỗi lo động đất từ tích nước thủy điện
Hiện tường rung lắc, xuất hiện nhiều vết lứt xung quanh địa bàn xây dựng thủy điện Đồng Nai 2 khiến cho nhiều người dân hoang mang khi tình trạng động đất đã xảy ra thường xuyên ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My - Quảng Nam).
Còn nhớ vào giữa tháng 11/2012, một trận đồng đất chưa từng có, mạnh 4,7 độ richter đã làm rung chuyển vùng Thủy điện Sông Tranh 2 và các huyện, TP.Tam Kỳ của Quảng Nam.
Sau khi vụ động đất này xảy ra, TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu thừa nhân, trong 2-3 năm tới sẽ còn tiếp diễn những trận động đất kích thích kiểu này và khả năng có thể còn mạnh hơn nữa..."Trong những năm tới sẽ còn diễn ra động đất có thể với cường độ mạnh hơn ở tủy điện Sông Tranh 2", ông Phương nói.
Và gần đây nhất, vào ngày 3/9/2013, lại xảy ra một trận động đất, khiến người dân huyện Bắc Trà My hoang mang lo sợ. Nhiều người đã kéo đến đập chính thủy điện Sông Tranh để xem xét con đập này.
Theo Viện Vật lý địa cầu, các máy đo động đất của viện lắp đặt xung khu thủy điện Sông Tranh 2 đều ghi nhận được trận động này mạnh 3,3 độ richter, độ sâu chấn tiêu rất nông, khoảng 5,5 km. Đây là trận động đất yếu và không có khả năng gây thiệt hại; tuy nhiên do chấn tiêu nông nên đã gây rung lắc mạnh.
Ông Huỳnh Ngọc Thiệu, Phó Ban Chỉ huy Phòng chống giảm nhẹ thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bắc Trà My, cho hay động đất kích thích tại đây hoạt động dường như theo chu kỳ sau khi có mưa là có động đất. Trước đó, vào chiều 2/9, tại vùng Trà My có mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 tăng lên nên sáng hôm sau xảy ra hiện tượng động đất.
Trong khi đó, theo ông Vũ Đức Toàn, Giám đốc Công ty thủy điện Sông Tranh, trong ngày 2-9 ở vùng Trà My có mưa lớn nhưng lưu lượng nước ở hồ chứa thủy điện vẫn ở xấp xỉ mực nước chết, cao trình 140,2m (mục nước chết cao trình 140m) do công ty huy động phát tối đa, không để tích nước.
Thủ tướng Chính phủ: Vận hành thủy điện phải đảm bảo tính mạng nhân dân
Tháng 1/2013, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm an toàn cho công trình và người dân trong khu vực thủy điện.
Theo đó, Thủ tướng khẳng định ưu tiên phát triển thủy điện không chỉ ở Việt Nam mà tại hầu hết các nước có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tại một số dự án thủy điện xuất hiện những khiếm khuyết như tác động tiêu cực đến môi trường, gây động đất kích thích ảnh hưởng đến người dân…
Vì thế, việc vận hành thủy điện phải đảm bảo tốt các yêu cầu như: An toàn hồ đập và tính mạng nhân dân; Di dân đến nơi tái định cư mới phải có điều kiện sống tốt hơn; Đặc biệt chú trọng đến môi trường; Đảm bảo lợi ích tổng hợp của dự án cả về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường… |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'