Tiêm thuốc từ xa... qua điện thoại di động
Lượng thuốc được đưa vào cơ thể sẽ trở nên cực kỳ chính xác và hiệu quả của nó cũng không thua kém gì so với việc tiêm thuốc hàng ngày.
Các bệnh nhân ung thư, cũng như nhiều bệnh nhân khác vốn trước đây cần phải uống hoặc chích thuốc vào một thời điểm cố định trong ngày, giờ đây không còn phải đối mặt với nỗi lo canh cánh về việc rất có thể mình sẽ quên dùng thuốc. Tất cả đã được giải quyết bằng một thiết bị điều khiển từ xa cấy ngay dưới eo của bệnh nhân .
Loại vi mạch đáng kinh ngạc này đã được thử nghiệm thành công trên những bệnh nhân loãng xương tại Đan Mạch. Các nhà khoa học tiết lộ: nó thực sự có thể làm nên một cuộc cách mạng trong việc điều trị thuốc cho hàng triệu bệnh nhân đang phải chịu khổ sở từ những căn bệnh mãn tính.
Robert Farra- chủ tịch kiêm giám đốc điều hành MicroCHIPS có trụ sở tại Massachusetts phát biểu: “từ nay các bệnh nhân không còn cần phải cố gắng để nhớ lịch trình dùng thuốc cũng như không phải trải qua những cảm giác đau đớn từ việc tiêm thuốc nhiều lần.”
Thậm chí, con chíp này còn có khả năng theo dõi tác dụng của thuốc để từ đó các bác sĩ có thể điều chỉnh lượng thuốc chỉ qua một cái nhấn nút từ xa. Không giống với các dụng cụ y tế thông thường khác vốn chỉ có thể đưa thuốc vào cơ thể con người với một số lượng nhỏ một cách từ từ; loại vi mạch này sẽ nhận lệnh từ một thiết bị không dây điều khiển từ bên ngoài để làm nhiệm vụ đó. Hệ thống này sẽ đưa thuốc vào mạch máu một cách nhanh chóng giống như tiêm thuốc vậy.
Các bệnh nhân loãng xương giờ đây đã có thể giải thoát khỏi những chiếc kim tiêm đáng ghét. Thực tế là đôi khi việc tiêm chích hàng ngày đã trở thành một nỗi ám ảnh nặng nề đối với các bệnh nhân bị chứng loãng xương nặng; và không ít người trong số họ đã phải bỏ cuộc.
Bên cạnh gánh nặng về tâm lí thì các đối tượng lớn tuổi đang mắc phải căn bệnh viêm khớp hay các vấn đề khác về sức khỏe cũng có thể là nguyên nhân khiến cho việc tiêm chích càng trở nên khó khăn hơn.
Với kích cỡ gần giống như chiếc máy trợ tim, thiết bị này sẽ chứa một liều lượng thuốc tiêm cố định hàng ngày bên trong các ngăn chứa ít hơn, và sẽ hoạt động thông qua một lịch trình đã được cài đặt trước hay thông qua việc điều khiển từ xa.
Robert Langer- giáo sư tại MIT, cũng đồng thời là đồng tác giả của công trình còn cho biết thêm: “các loại thuốc sẽ được đặt trong những ngăn khác nhau. Mỗi ngăn sẽ được phủ một lớp mỏng nano bằng vàng để có thể bảo quản thuốc qua hàng năm trời, cũng như ngăn chặn sự rò rỉ của thuốc. Một khi tín hiệu không dây được gửi tới các ngăn chứa này, ngay lập tức thuốc sẽ được phóng vào mạch máu”.
Phát hiện đầy tính cách mạng này có thể sẽ dần dần cải thiện chất lượng sống của hàng triệu bệnh nhân đang phải đối mặt với những căn bệnh mãn tính như đa xơ cứng, tim mạch, thậm chí là ung thư. Đồng thời nó cũng mở ra cơ hội để phát triển một nền y học được điều khiển từ xa trong một tương lai gần.
Những con chip đầu tiên dự định sẽ được xuất xưởng vào năm 2014 và có thể nó sẽ trở nên phổ biến trong vòng 5 năm nữa.
Theo Mirror/VTC News
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vận hành tàu 'hoàng hậu', xây dựng Đà Lạt - Trại Mát thành tuyến đường sắt đẹp nhất Việt Nam
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel