Tiết lộ nguyên nhân Triều Tiên phô diễn hàng loạt tên lửa mới
Chuyên gia phân tích quân sự Nga Vasily Kashin cho biết cuộc diễu hành quân sự ở Bình Nhưỡng đã giới thiệu một số chương trình tên lửa mới của Triều Tiên, trong đó có hai bệ phóng tự hành tên lửa đạn đạo. Bệ phóng thứ nhất rất giống bệ phóng của Trung Quốc cho tên lửa nhiên liệu rắn DF-31. Bệ phóng thứ hai trông giống như bệ phóng của tên lửa đạn đạo Topol của Nga.
Hiện nay, các chuyên gia chỉ biết về hai loại tên lửa đạn đạo nhiêu liệu rắn của Triều Tiên, đó là tên lửa đạn đạo Pukguksong-1 có thể phóng từ tàu ngầm, và tên lửa Pukguksong-2 phóng từ mặt đất. Các chuyến bay thử nghiệm của Pukguksong-1 đã bắt đầu vào năm 2015 và đang tiếp tục.
Dự kiến, cuối thập kỷ này, Triều Tiên sẽ có khả năng triển khai các tên lửa này. Theo chương trình, Pukguksong-1 sẽ có tầm bắn 2.000 km, sánh được với các tên lửa Trung Quốc JL-1 và DF-21A. Sau khi sở hữu tên lửa hai tầng sử dụng nhiên liệu rắn, Bình Nhưỡng sẽ có khả năng tấn công vào toàn bộ lãnh thổ của Hàn Quốc và Nhật Bản. Nhưng, tên lửa này không thể bắn tới Mỹ.
Những thành tựu của Triều Tiên trong lĩnh vực tên lửa tạo cơ sở để tiến lên phía trước. Tuy nhiên, để chế tạo tên lửa đạn đạo nói chung (và tên lửa nhiên liệu rắn nói riêng phải có một bước nhảy vọt trong sự phát triển cơ sở sản xuất và cơ sở hạ tầng để thực hiện các cuộc thử nghiệm.
Triều Tiên phải nắm vững công nghệ sản xuất động cơ nhiên liệu rắn đường kính lớn, phải thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm với các loại nhiên liệu và vỏ của tên lửa. Và những biện pháp trừng phạt hạn chế khả năng của Bình Nhưỡng mua các loại thiết bị cần thiết hoặc chế tạo những thiết bị mới (hạn chế khả năng sử dụng các thành phần nước ngoài).
Thậm chí, nếu Triều Tiên tạo ra tên lửa đạn đạo mới thì trong các vụ phóng thử nghiệm tên lửa chắc chắn sẽ bay qua lãnh thổ Nhật Bản theo hướng Nam vùng Thái Bình Dương. Để đánh giá kết quả cuộc thử nghiệm cần phải có các tàu biển với thiết bị đo đạc phức tạp và, có lẽ, các tàu chiến mới để bảo vệ chúng.
Ngoài ra, các cuộc thử nghiệm có thể vấp phải sự kháng cự quyết liệt từ phía Mỹ và Nhật Bản, họ sẽ cố gắng đánh chặn tên lửa đang phóng (nếu hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và Nhật Bản trên quần đảo Nhật Bản sẵn sàng cho việc này), hoặc sẽ gây nhiễu có hại cho thiết bị đo đạc đặt trên các tàu chiến của Triều Tiên.
Vì sao bây giờ Triều Tiên muốn phô trương các loại vũ khí mà nước này có thể triển khai, thậm chí theo kịch bản lạc quan nhất, vào nửa cuối thập niên 2030? Có lẽ bằng cách này Bình Nhưỡng phô trương sức mạnh, đồng thời đây là lời mời đàm phán mà Bình Nhưỡng hy vọng giữ được thế thượng phong?
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng Triều Tiên sẵn sàng hy sinh những "tên lửa có khả năng sẽ có" để đổi lấy việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Bây giờ nền an ninh của Bình Nhưỡng được đảm bảo bởi khả năng gây ra (trong trường hợp chiến tranh) thiệt hại không thể bù đắp được cho các đồng minh chủ chốt của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân và các tên lửa tầm trung, nhưng, có thể đồng ý không thực hiện chương trình phát triển tên lửa đạn đạo để đổi lấy những nhượng bộ trong các vấn đề kinh tế và chính trị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo