Tin tức - Sự kiện

TIÊU ĐIỂM: ''Rừng Tây Nguyên chảy máu, chỉ có dân biết còn lãnh đạo thì không nghe”

(DNVN) - Mặc dù nạn phá rừng ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng đang diễn ra hết sức phức tạp, lâm tặc ngày càng tinh vi, song các cán bộ kiểm lâm vẫn chưa làm tròn trách nhiệm giữ rừng. Thậm chí, nhiều vụ tàn phá rừng nghiêm trọng còn xảy ra ở cách các trạm kiểm lâm chỉ vài trăm mét.

Cách đây 2 năm, Chính phủ đã kêu gọi triển khai các công tác “đóng cửa rừng” nhưng sự thật đau lòng vẫn xảy ra là các cánh rừng ở Tây Nguyên vẫn đang “chảy máu”. Thậm chí, “rừng kêu cứu” nhiều lần nhưng chỉ có dân biết, còn lãnh đạo, những người có thẩm quyền lại dường như “không nghe thấy gì”.

Điều đáng nói ở đây là, Đắk Lắk là một trong những địa phương có cam kết mạnh mẽ trong công tác bảo vệ rừng ngay sau khi lệnh “đóng cửa rừng” được đưa ra. Thế nhưng hiện nay, đây vẫn đang là tỉnh để xảy ra tình trạng phá rừng khá nghiêm trọng.

Rừng Tây Nguyên đang kêu cứu. Ảnh minh họa.

Không những vậy, nhiều vụ phá rừng, khai thác gỗ quý hiếm, vận chuyển gỗ tự nhiên với quy mô lớn vẫn cứ diễn ra ngay tại lõi của các Vườn quốc gia khiến người dân cảm thấy bức xúc.

Có thể, nhiều người cho rằng, rừng quá rộng lớn, có quá nhiều đường để đi vào nên việc “đóng cửa rừng” sẽ khó thực hiện. Tuy nhiên, hãy thử suy nghĩ về việc, nếu các cơ quan chức năng làm tốt công việc của mình khi chặn chốt ở những tuyến đường lớn ra khỏi rừng thì làm sao lâm tặc có thể vận chuyển gỗ với số lượng lớn ra khỏi rừng.

Chưa kể, ngay cả những nơi chỉ có tuyến đường độc đạo, nhưng lâm tặc vẫn ngày đêm đưa gỗ ra khỏi rừng thì lỗi là do ai?

- Video: Rừng Tây Nguyên kêu cứu. Nguồn: VTV24.

Nên đọc


Quốc Bảo (Tổng hợp)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo