“Thực trạng lồng ghép giới trong chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam”
Hội thảo được tổ chức nhằm hỗ trợ lồng ghép bình đẳng giới trong các chính sách giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của quốc gia.
Như đã đề cập trong báo cáo, tháng 9 năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã đệ trình Bản cập nhật Đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) trong đó cam kết tăng mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho đến năm 2030.
Bà Elisa Fernandez, Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.
Báo cáo mới này cung cấp các phân tích giới về tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt trong các ngành nông nghiệp, quản lý nước, quản lý chất thải và năng lượng mà quốc gia ưu tiên. Nhiều chính sách khác nhau cũng được xem xét để xác định những cơ chế nào hiện đang tồn tại để tạo điều kiện cho việc lồng ghép giới trong hoạch định chính sách và thực hiện chương trình.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng ISPONRE cho biết “Giới và biến đổi khí hậu (BĐKH) là những vấn đề liên ngành cần sự chung tay của các quốc gia và toàn thể xã hội. Báo cáo này có mục đích cung cấp điểm khởi đầu để thúc lồng ghép giới trong chính sách khí hậu ở Việt Nam và góp phần vào thực hiện mục tiêu phát triển bền vững SDG 5- Bình đẳng giới và SGD 13- Biến đổi khí hậu. Hiện nay Việt Nam đang cập nhật Chiến lược quốc gia về BĐKH vì vậy những kết quả trình bày trong báo cáo nghiên cứu này sẽ hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách khi đề cập bình đẳng giới trong chiến lược”
Toàn cảnh Hội thảo.
Được khởi xướng trong khuôn khổ dự án EmPower do UN Women và UNEP cùng thực hiện và được hỗ trợ bởi chính phủ Thụy Điển, báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị cụ thể theo từng nhóm ngành nghề để có thể cung cấp các chính sách nhằm tăng cường lồng ghép giới trong việc thực hiện NDC và cập nhật Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu ở Việt Nam.
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
“Chúng tôi hy vọng rằng những phát hiện chính của báo cáo này và các khuyến nghị cho các ngành nghề chính sẽ hữu ích cho các đối tác Chính phủ để đảm bảo việc giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu có đáp ứng giới, đảo bảo nguyên tắc bao trùm và dựa trên quyền để chúng ta có thể cùng xây dựng một tương lai thực sự bền vững cho thế hệ này và các thế hệ mai sau”, Mozaharul Alam, Điều phối viên khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về Biến đổi khí hậu của UNEP cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo