Bộ Công Thương yêu cầu doanh nghiệp đầu mối ký cam kết cấp đủ hàng cho cây xăng
Đảm bảo nguồn cung xăng dầu trên thị trường / 3 cảng Việt Nam lọt top 50 cảng có lưu lượng thông qua lớn nhất thế giới
Bộ Công Thương vừa có công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố về việc giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm và ký biên bản cam kết với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Công điện nêu rõ, trước những biến động của tình hình kinh tế - chính trị thế giới gây ảnh hưởng đến giá xăng dầu trong thời gian qua, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã có những chính sách điều hành giá nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu đối với các loại hình thương nhân.
Tuy nhiên, trong những ngày qua, tại một số địa phương trên địa bàn cả nước vẫn xuất hiện trường hợp nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu tạm ngưng hoạt động, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.
Bộ Công Thương yêu cầu doanh nghiệp ký cam kết cung ứng đủ hàng cho cây xăng. Ảnh minh họa.
Trước tình hình đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường và Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu; phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và lực lượng chức năng tăng cường việc kiểm tra, giám sát toàn bộ hệ thống thương nhân kinh doanh xăng dầu ở tất cả các loại hình.
"Đồng thời, tiến hành ký biên bản cam kết về việc đảm bảo cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đối với tất cả các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối trên địa bàn, hoàn thành xong trước ngày 16 tháng 11 năm 2022", Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu.
Bộ trưởng cũng yêu cầu tập trung giám sát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu đang hoạt động trên địa bàn, kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm; kiến nghị thu hồi giấy phép nếu vi phạm dù bất kể thương nhân ở loại hình nào; thực hiện áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thị trường chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chi đạo, tổ chức công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Trước đó, ngày 11/11, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp về điều hành xăng dầu. Cuộc họp do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đồng chủ trì.
Sau cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có công điện yêu cầu Bộ Công Thương tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo đảm tổng nguồn xăng dầu tối thiểu của các thương nhân theo đúng quy định.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, 10 tháng qua, các doanh nghiệp đã nhập 5,7 triệu tấn xăng dầu, cộng với 12,9 triệu tấn từ hai nhà máy lọc dầu trong nước, nên tổng nguồn cả nước là 18,6 triệu tấn. Mức này đạt khoảng 90% nhu cầu tiêu dùng cả năm (20-20,5 triệu tấn). Theo đó, ông Diên khẳng định không thiếu xăng dầu, song thực tế thị trường vẫn ghi nhận đứt gãy ở một số phân khúc.
Theo ông Diên, cuộc họp của Chính phủ cũng thống nhất nguyên nhân chính của hiện tượng thiếu xăng dầu vừa qua, là do các định mức chi phí, chi phí kinh doanh xăng phát sinh nhưng chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời trong công thức tính giá cơ sở.
Do đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, rà soát và cập nhật các chi phí phát sinh thực tế đó để liên bộ điều hành giá bán lẻ phù hợp với diễn biến của thị trường thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng