Tin tức - Sự kiện

Cả làng phát "sốt" vì cây sưa 200 tuổi mục nát, 100 tỷ thành củi mục

Lo lắng cây sưa từng được định giá 100 tỷ đồng sẽ mục nát, người dân địa phương mong giới chức Hà Nội sẽ tổ chức bán đấu giá công khai, lấy kinh phí tu bổ cho công trình phúc lợi.

Nam sinh bị bạn cắn đứt tai và nuốt vào bụng / UBND TP.HCM Yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp tăng cường PCCC

Ngày 4/10, lãnh đạo UBND xã Hòa Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết đang xin ý kiến của huyện và thành phố về việcbáncây sưa từng được định giá 100 tỷđồng ở chùa làng Phụ Chính theo nguyện vọng của người dân. Nếu được thành phố chấp thuận thì cây sưa sẽ được bán đấu giá công khai.

Theo trụ trì chùa thôn Phụ Chính, để cây sưa lại vào lúc này là không hợp lý, cây đang ngày một chết dần. Nhiều ý kiến lo sợ sau này có bán cũng không ai còn muốn mua, như thế thật quá lãng phí.

"Chúng tôi mongchính quyền địa phương bán cây sưa vừa để có kinh phí trùng tu các công trình phúc lợi, lại không phải sống trong cảnh bất an, lo lắng cây bị chặt hạ như hiện nay", trụ trì chùa thôn Phụ Chính chia sẻ.

Cây sưa trăm tỷ tại Chương Mỹ (Hà Nội) khiến nhiều người xôn xao.

Cây sưa trăm tỷ tại Chương Mỹ (Hà Nội) khiến nhiều người xôn xao.

Ông Vũ Văn Tuyến, trưởng thôn Phụ Chính cho biết, thôn đã đề bạt nguyện vọng bán cây sưa lên xã từ nhiều năm nay, nhưng cấp trên chưa đồng ý.

"Người dân lo một thời gian nữa cây sẽ mục nát thành khúc củi và không con giá trị", ông Tuyến cho hay.

Nhiều người lạ đến trộm mang đi bán

Cây sưa trị giá trăm tỷ đồng trên hiện nằm tại chùa thôn Phụ Chính (Chương Mỹ, Hà Nội).Theo lời kể của vị trụ trì ngôi chùa, đây loài sưa đỏ, có độ tuổi hơn 200 năm. Vào thời điểm giá gỗ sưa đắt đỏ, có người đã trả giá đến 100 tỷ đồng nhưng người dân không bán.

 

Ban đầu cây sưa có hai nhánh lớn, nhưng sau đó một nhánh đã bị gãy đổ và được bán với giá 20,5 tỷ đồng vào năm 2010.

Từ khi biết giá trị cây sưa, nhiều người lạ tìm đến thôn để cưa trộm đem bán. Sau nhiều lần bất thành, đến giữa năm 2012, lợi dụng lúc trời mưa bão, các đối tượng đã cắt cửa khóa cổng, vào chùa chặt một nhánh.

Từ sau sự việc đó, người địa phương đã dùng nhiều dây thép quấn quanh thân cây này nhằm mục đích ngăn cản kẻ trộm vào cưa trộm cây. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã thành lập tổ bảo vệ túc trực thường xuyên cạnh cây sưa để trông giữ cây.

Theo VTC News
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm