Chủ tịch Quốc hội: Đối với Việt Nam, phát triển bền vững là con đường tất yếu
(DNVN) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã khẳng định tại lễ khai mạc Hội nghị “Quốc hội và các mục tiêu phát triển bền vững”, sáng 17/12 tại Đà Nẵng.
Bộ Giáo dục tăng quỹ tiền thưởng lên 10 tỉ đồng cho các bài báo quốc tế / Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Khi người trẻ có khát vọng, họ sẽ dám dấn thân'
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết: Chương trình nghị sự 2030 với 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và 169 chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu ưu tiên thực hiện, như: xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm y tế, giáo dục, an ninh về mọi mặt.
Các mục tiêu Phát triển bền vững vừa là mục tiêu hướng tới, vừa là cơ hội để các nhà lập pháp thể hiện cam kết của mình trong việc cải thiện cuộc sống của người dân, bảo vệ hành tinh mà chúng ta đang sinh sống. Để đạt được những mục tiêu đó, sự tham gia của các vị Đại biểu Quốc hội, cũng như Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, là những người được nhân dân trao quyền và gửi gắm nguyện vọng,… có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, giám sát việc thực hiện và phân bổ ngân sách cho hoạt động triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Đối với Việt Nam, phát triển bền vững là con đường tất yếu, là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước. Việt Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển bền vững, xem con người và chất lượng cuộc sống là yếu tố trung tâm của các chủ trương, chính sách phát triển đất nước, và Quốc hội đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện trên thực tế.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: VGP)
Trong hơn 15 năm qua, kể từ khi thực hiện các cam kết Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), nền tảng của các mục tiêu phát triển bền vững, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Hiến pháp năm 2013, đồng thời xây dựng và sửa đổi, bổ sung hơn 300 đạo luật, tạo cơ sở pháp lý toàn diện cho Chính phủ và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện.
Quốc hội cũng đã thông qua Chiến lược quốc gia về Bảo vệ môi trường định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; tham gia xây dựng Chiến lược quốc gia về các mục tiêu phát triển bền vững. Đại diện các cơ quan của Quốc hội là thành viên tham gia Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh...
Bên cạnh đó, Quốc hội thực hiện việc giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước về kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và xem xét, quyết định việc bố trí ngân sách cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, về ứng phó biến đổi khí hậu, về đầu tư cho y tế, khoa học công nghệ,… để đảm bảo phát triển bền vững.
Ngoài ra, Quốc hội Việt Nam cũng chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của người dân về các mục tiêu phát triển bền vững và sự cần thiết của việc lồng ghép các mục tiêu này, đưa các Mục tiêu phát triển bền vững trở thành các mục tiêu quốc gia trong dài hạn; qua đó huy động các nguồn lực và sự tham gia của người dân vào việc thực hiện các mục tiêu.
Là các đại biểu dân cử, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đại diện cho người dân giám sát việc thực hiện các mục tiêu phát triển ở các cấp độ thông qua việc thường xuyên tiếp xúc với cử tri, nghe tiếng nói của cử tri phản ánh về hiệu quả thực hiện các chính sách tại địa phương, để qua đó, có tiếng nói với Quốc hội để giám sát việc triển khai, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Theo Chủ tịch Quốc hội, để thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới, việc nâng cao nhận thức của các đại biểu dân cử về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với các mục tiêu phát triển bền vững là rất cần thiết. Bộ Công cụ tự đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững dành cho các nghị viện là một văn bản quốc tế có vai trò hướng dẫn để các đại biểu tham khảo, từ đó đưa ra những kế hoạch triển khai thực hiện nhằm phát huy tốt nhất quyền và nghĩa vụ của mình.
Hội nghị “Quốc hội và các mục tiêu phát triển bền vững” do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phối hợp với Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức và diễn ra trong hai ngày 17 và 18/12/2018 tại Đà Nẵng. Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích cung cấp thông tin tới các đại biểu Quốc hội về chương trình nghị sự 2030 về SDGs, giới thiệu về Bộ công cụ, nâng cao nhận thức của đại biểu Quốc hội về vai trò của Quốc hội trong việc triển khai thực hiện các SDGs; chia sẻ kinh nghiệm quốc tế. Đây cũng là dịp để các đại biểu tăng cường kết nối, trao đổi với các chuyên gia trong nước và quốc tế cũng như với một số nghị sĩ của nghị viện thành viên IPU. Hội nghị có 4 phiên họp chính với các nội dung: Tổng quan về Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và vai trò của Nghị viện; Giới thiệu Bộ công cụ tự đánh giá Nghị viện và các SDGs, ý nghĩa đối với Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế; Nhận diện một số thách thức đối với Việt Nam trong thực hiện một số SDGs, khuyến nghị và giải pháp; Các hoạt động trong thời gian tới. |
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở khu vực miền Trung, người dân cần chú ý đề phòng
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
Cột tin quảng cáo