Đề án sữa học đường: Phụ huynh lo sữa cận date, sữa kém chất lượng đến tay con trẻ
Sữa Việt mở rộng thị trường toàn cầu / Sữa cao năng lượng có tốt như quảng cáo?
Mục tiêu trên 90% trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học trên toàn thành phố được uống sữa
Ngày 6.8, UBND TP ban hành Quyết định số 4019/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn 2018 - 2020. Theo đó phấn đấu đến năm 2020, trên 90% trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học trên toàn thành phố được uống sữa theo Đề án Chương trình Sữa học đường; đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ mẫu giáo và tiểu học đạt 95%...
Trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học sẽ được uống sữa tươi 5 lần/tuần (tức mỗi ngày một lần), mỗi lần 1 hộp 180ml, có giá 6.800 đồng. Chi phí cho mỗi hộp sữa sẽ được ngân sách hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp sữa hỗ trợ 20%, phụ huynh đóng góp 50%.
Riêng đối với trẻ em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo, người dân tộc thiểu số, thuộc diện chính sách, ngân sách sẽ hỗ trợ 50%, doanh nghiệp hỗ trợ 50%. Đặc biệt, đây là chương trình tự nguyện, không bắt buộc tất cả học sinh phải tham gia.
Mục đích nhân văn nhưng còn nhiều lo ngại
Dù công nhận mục đích của chương trình là rất nhân văn, tuy nhiên nhiều phụ huynh vẫn tỏ ra băn khoăn và lo lắng, nhất là khi đến nay hãng sữa nào sẽ được đưa vào trường học vẫn chưa chốt phương án để phổ biến đến phụ huynh.
Một phụ huynh có con đang học lớp 3 tại Hoàng Mai, Hà Nội cho biết chương trình này mục đích tốt “nhưng tâm lý của người làm bố làm mẹ khi chưa biết về sản phẩm sữa con mình sẽ uống là gì, đương nhiên sẽ có những hoài nghi, lo lắng” - phụ huynh này nói.
Chị Trần Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) có con học mầm non cũng tỏ ra lo ngại về chất lượng sữa trong chương trình này. “Tôi ký không tham gia chương trình sữa học đường cho con vì không thể kiểm chứng được chất lượng sữa, trước kia đã có tình trạng ngộ độc trong chương trình sữa học đường nên phụ huynh chúng tôi rất lo lắng. Bản thân tôi còn lo ngại các loại sữa đưa vào trường học là những sữa cận date (hết hạn – PV).
Hơn nữa con nhà tôi bình thường 8 rưỡi mới ăn sáng xong, đến lớp 9h lại uống sữa luôn, đến 10 rưỡi lại ăn thì bữa ăn quá dày” – chị Hà cho biết.
Chị N.T.T.H (Hà Đông, Hà Nội) bày tỏ quan điểm: “Thứ nhất, về mặt chất lượng, ai đảm bảo chất lượng sữa hàng ngày có phải là hàng cận date mà các hãng sữa ế đẩy vào trường học tiêu thụ. Thứ hai, với những bé bị dị ứng sữa thì hiển nhiên không được uống vì rất nguy hiểm”.
Nói về điều này, hiệu trưởng một trường Tiểu học tại Hà Nội cho biết, mục đích của chương trình là rất nhân văn, cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc cho trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học. Chi tiết cụ thể về chương trình, nhà trường đã gửi phiếu đăng ký đến từng cha mẹ học sinh.
“Về hãng sữa gửi về các trường cho đến thời điểm này Bộ chưa quyết định hãng sữa. Khi có quyết định hãng sữa nào đưa vào trường Tiểu học hay mầm non nhà trường sẽ có trách nhiệm thông báo đến cha mẹ học sinh” – hiệu trưởng này cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ Tài chính: Giá hàng hóa cận Tết không có biến động bất thường
Làng nghề bánh tráng hơn 100 năm tuổi vào Xuân
Tinh gọn bộ máy: Đáp ứng yêu cầu của đất nước trong kỷ nguyên mới
Người Việt tại Anh rộn ràng đón Tết Nguyên đán
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ đêm 27/1 – 2/2, có nơi dưới 3 độ C
Cảm hứng từ hành trình hướng tới thịnh vượng của Việt Nam