Đề xuất mở rộng địa giới TP.HCM về phía tỉnh Long An
TP.HCM: Vissan điều chỉnh giá thịt heo để bình ổn thị trường / Xây dựng quảng trường lớn nhất TP.HCM
Chiều 11/10, tại TP.HCM, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đô thị trên địa bàn TP.HCM - thực trạng, vấn đề và giải pháp”.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong và GS Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương chủ trì hội thảo.
Tại hội thảo, TS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam nhận xét diện tích TP.HCM chỉ bằng 0,6%, dân số chiếm 7% so với cả nước nhưng tổng sản phẩm nội địa (GDP) đóng góp gần 30%. Vì vậy, vai trò của TPH.CM rất quan trọng, là động lực phát triển của cả vùng kinh tế phía Nam và cả nước.
Ngoài ra, không gian phát triển của TP.HCM rất phong phú, là đô thị gần biển. Vì vậy, TP.HCM không nên phát triển độc lập mà gắn với vùng TP.HCM (gồm 9 tỉnh, thành phố lân cận) với cụm cảng Cái Lái, Hiệp Phước, Cái Mép – Thị Vải.
Ông Chính cho rằng quan điểm phát triển vùng TP.HCM đã có từ hàng chục năm trước nhưng việc hiện thực hóa quá chậm. Đơn cử như nếu có quan điểm vùng tốt hơn thì nhiều năm trước đã xây dựng sân bay Long Thành và hiện nay không phải giải bài toán đau đầu là mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
Chuyên gia này cho biết trong các năm 1990 – 1991, nhiều nhà khoa học đã nhận thấy TP.HCM cần có hệ thống đường sắt đô thị (metro). Đến nay, tuyến metro số 1 của TP.HCM vẫn chưa xong. Trong khi đó, giao thông đi lại của người dân ngày càng khó khăn với gần 8 triệu xe máy và gần 1 triệu ô tô, tình trạng ùn tắc ngày càng trầm trọng.
“Nếu không hạn chế xe máy thì vấn đề giao thông TP.HCM không thể giải quyết nổi. TP Hà Nội đã đưa ra lộ trình hạn chế xe máy. Tuy nhiên, phải có giải pháp cải thiện chất lượng giao thông công cộng, xe buýt để khuyến khích người dân bỏ phương tiện cá nhân”, ông Chính kiến nghị.
TS Trần Ngọc Chính cũng chỉ ra TP.HCM đang gặp nhiều khó khăn hơn so với TP Hà Nội mà cụ thể là chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng Biến đổi khí hậu. Hiện nay, nhiều khu vực TP.HCM đã bắt đầu bị ảnh hưởng như quận 6, Nhà Bè, Bình Chánh…
Việc phát triển TP.HCM gắn với vùng sẽ thúc đẩy thành phố phát triển tốt và bền vững hơn. Quốc lộ 51; cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Bến Lức – Long Thành thúc đẩy phát triển vùng TP.HCM và liên vùng.
Ông Chính cho rằng diện tích TP.HCM còn khá khiêm tốn và thực tế chỉ phát triển đô thị trên 2/3 diện tích. 1/3 diện tích TP.HCM là khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần Giờ, phải bảo tồn.
“Nên mở rộng TP.HCM thêm khoảng 60 km2 về hướng huyện Đức Hòa (Long An) tạo điều kiện phát triển khu đô thị cảng Hiệp Phước”, ông Chính kiến nghị.
Theo Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Thanh Nhã, TP.HCM đang đổi mới trong công tác lập và quản lý quy hoạch đô thị, cụ thể là đối với những quy hoạch quan trọng TP.HCM luôn thuê tư vấn nước ngoài và mở các cuộc thi quốc tế để chọn những đồ án quy hoạch tốt nhất.
Trong công tác lập đồ án quy hoạch, ông Nhã cho hay 50% chất lượng nằm ở các đơn vị tư vấn. Các quy hoạch tốt, khả thi là nhờ việc lập đồ án của các đơn vị tư vấn.
Ông Nhã cũng thừa nhận các số liệu quy hoạch đô thị hiện nay “loạn xạ” và giữa các ngành còn vênh nhau. Đơn cử như quy hoạch về độ cao, cốt nền, số liệu của đơn vị quản lý quy hoạch vênh với quản lý tài nguyên và các đơn vị chức năng khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
Chủ tịch FPT: Dược phẩm là một trong những ngành sẽ ứng dụng AI nhiều nhất