Doanh nghiệp chế biến mực, bạch tuộc xuất khẩu lo thiếu nguyên liệu
Thả hơn 7,6 tấn cá giống để tái tạo nguồn thủy sản / Cần Thơ thả hơn 8 tấn cá tái tạo nguồn lợi thủy sản
Theo VASEP, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam trong tháng 10/2021 đạt 66,8 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc đạt 473,8 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi giảm mạnh trong tháng 8 và 9, XK mực, bạch tuộc đã phục hồi trong tháng 10.
Tuy nhiên, XK mực, bạch tuộc Việt Nam vẫn chịu tác động của dịch COVID-19 và nguồn cung nguyên liệu sản xuất hạn chế. Ngoài ra, hoạt động XK cũng bị hạn chế bởi cước vận tải biển tăng cao. Hàn Quốc, Thái Lan, EU, Mỹ vẫn là những thị trường có nhu cầu ổn định trong NK mực, bạch tuộc của Việt Nam. XK mực, bạch tuộc sang Trung Quốc đã tăng từ tháng 8 đến nay.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc đối mặt với thiếu nguyên liệu
Về cơ cấu sản phẩm XK, giá trị XK mực chiếm 51,5% và bạch tuộc chiếm 48,5%. Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài, nhu cầu tiêu thụ vẫn nghiêng về các sản phẩm mực, bạch tuộc có giá vừa phải, dễ chế biến, có thời hạn bảo quản lâu, phù hợp với chế biến và tiêu thụ tại nhà như: mực khô, bạch tuộc khô, bạch tuộc đông lạnh…
10 tháng đầu năm nay, XK mực của Việt Nam giảm 1,4% trong khi XK bạch tuộc tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái. XK mực khô/nướng tăng 1,7% trong khi XK mực chế biến giảm 7,2%. XK bạch tuộc khô/muối/sống/tươi/đông lạnh tăng 12,5%. Đây cũng là sản phẩm ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong tổng số các sản phẩm mực, bạch tuộc XK của Việt Nam.
Top 10 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất mực, bạch tuộc của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Hồng Kông, Italy, Mỹ, Malaysia, Đài Loan Australia và Hà Lan chiếm 97% tổng giá xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam.
XK mực, bạch tuộc của Việt Nam cả năm 2021 dự kiến đạt hơn 590 triệu USD.Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu (NK) mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 41% tổng giá trị XK. Tháng 10/2021, XK mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt 28,8 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 10 tháng đầu năm, XK mặt hàng này sang thị trường Hàn Quốc đạt 194,5 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ.
Hàn Quốc chủ yếu NK từ Việt Nam mực khô lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, mực nang phile làm sạch đông lạnh, mực cắt trái thông đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá, bạch tuộc chế biến đông lạnh…
EU đứng thứ 4 về NK mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm 10,3% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam. XK mực, bạch tuộc sang EU trong tháng 10 năm nay đạt 6,5 triệu USD, tăng 11%. Tính tới tháng 10 năm nay, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này đạt 48,9 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Ý, Hà Lan và Tây Ban Nha là 3 thị trường NK lớn nhất mực, bạch tuộc của Việt Nam trong khối. 10 tháng đầu năm nay, XK mực, bạch tuộc sang Ý và Tây Ban Nha tăng trưởng 2 con số lần lượt 50% và 25%.
XK mực, bạch tuộc của Việt Nam cả năm 2021 dự kiến đạt hơn 590 triệu USD, tăng 13% so với năm 2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Du lịch là cầu nối quan trọng để các nước hợp tác tiến vào kỷ nguyên mới
Kiều hối chuyển về TP Hồ Chí Minh đạt hơn 9,5 tỷ USD
Không gian Tết Việt bên bờ biển Đà Nẵng thu hút du khách
Vựa hoa, cây cảnh lớn nhất Quảng Ninh và câu chuyện đầu ra
Nỗ lực quản lý tài nguyên thiên nhiên tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới