Dùng tay trần bán thức ăn sẽ bị phạt tiền triệu
Tranh thủ ổn định vĩ mô để đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế / Vợ chồng lão nông đều đặn thu 100 triệu đồng/tháng nhờ... cây ổi
Từ 20/10, Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực, thay thế cho Nghị định số 178/2013 của Chính phủ.
Nghị định mới bãi bỏ hình thức xử phạt hành chính là cảnh cáo, giữ lại duy nhất một hình thức là phạt tiền. Đồng thời, mức tiền phạt được quy định tại chương II của nghị định 115 được áp dụng cho cá nhân; với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền của tổ chức gấp đôi so với cá nhân.
Kinh doanh thực phẩm đường phố. Ảnh minh họa.
Các hình thức khắc phục hậu quả cũng được bổ sung thêm gồm buộc thu hồi sản phẩm; buộc gỡ bỏ quảng cáo, dừng phương tiện vận chuyển và nộp tiền bằng giá trị tang vật trong trường hợp tang vật không còn.
Mức phạt tiền tối đa theo nghị định 115 vẫn giữ nguyên so với cũ tức 100 triệu đồng với cá nhân, 200 triệu đồng với tổ chức nhưng mức phạt tiền với nhiều hành vi cụ thể được nâng cao.
Cụ thể, người bán thức ăn đường phố không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, ăn ngay sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng (trước đây chỉ phạt từ 300.000 - 500.000 đồng). Các vi phạm về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được nâng mức sử phạt từ 300.000 đồng đến 25 triệu đồng lên từ 20 đến 40 triệu đồng.
Phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng với hành vi không thực hiện kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong nhập khẩu hoặc xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (mức cũ 15 đến 20 triệu đồng).
Hành vi không cách ly côn trùng, động vật gây hại với khu vực sản xuất hoặc kho chứa thực phẩm, phụ gia hoặc dụng cụ chế biến thực phẩm bị nâng mức xử phạt từ 1 đến 3 triệu đồng lên 5 đến 7 triệu đồng…
Ngoài ra, nghị định số 115 bổ sung thêm một số hành vi bị xử lý như phạt tiền từ 80 đồng đến 100 triệu đồng với hành vi sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng; ngoài danh mục được phép hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10 triệu đồng trở lên nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệmhình sự;
Tiếp đến, phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng với hành vi không thực hiện tăng cường vi chất dinh dưỡng là vitamin, khoáng chất, chất vi lượng thuộc danh mục bắt buộc phải tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm theo quy định của pháp luật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc