Gần 40% lao động ngành du lịch vẫn chưa thể trở lại làm việc
Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Campuchia phòng, chống dịch bệnh / Thêm 'cú hích' phát triển nhà ở xã hội
Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) vừa công bố khảo sát khả năng chống chịu của doanh nghiệp du lịch trong dịch COVID-19. Kết quả cho thấy đến tháng 3 còn khoảng 61% số lao động trong ngành du lịch có việc làm so với trước dịch. Trong đó, tỷ lệ lao động trong các sở lưu trú có việc làm so với trước dịch là 61%, lữ hành quốc tế là 60% và bán hàng lưu niệm là 58%.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ phải cho nhân viên nghỉ việc tạm thời. Không chỉ vậy, khảo sát còn cho biết dịch COVID-19 khiến doanh thu của các doanh nghiệp sụt giảm mạnh.
Dịch COVID-19 khiến doanh thu của các doanh nghiệp sụt giảm mạnh. Ảnh min họa - Dân trí.
Ước tính có khoảng 56% số doanh nghiệp trả lời doanh thu của năm 2020 chỉ còn ít hơn 25% so với năm 2019. Trong đó, chịu tác động nặng nhất là các doanh nghiệp du lịch nhỏ và siêu nhỏ, của ngành lữ hành quốc tế, lữ hành nội địa và vận chuyển du lịch.
Ngoài ra, dịch COVID-19 làm tăng thêm những chi phí phát sinh như chi phí quản lý, chi phí trợ cấp tài chính cho nhân viên phải nghỉ việc...
Khảo sát của Hội đồng Tư vấn du lịch cho thấy có đến 88% các doanh nghiệp đều mong muốn được hỗ trợ giãn nộp và giảm thuế, miễn hoặc hoãn đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công đoàn phí. Số doanh nghiệp mong muốn giảm bớt các cuộc thanh, kiểm tra không cần thiết là 86%.
Dự báo năm 2021 tiếp tục là năm khó khăn với ngành du lịch. Hầu hết doanh nghiệp dự đoán phải đến nửa sau năm 2022, ngành kinh tế này mới có thể trở lại bình thường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ LĐ-TB&XH sẽ rà soát, đề xuất Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng phù hợp
Đà Nẵng: Cuộc thi ‘Hồn phố’ thu hút giới trẻ
Giáo dục tiếng Hàn trong bối cảnh xã hội siêu kết nối
Năm 2025, EVNCPC xây thêm 70 nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên
Năm 2025, phấn đấu nâng hạng ga quốc nội sân bay Đà Nẵng chuẩn 4 sao Skytrax
Nâng cao nhận thức về mối đe doạ của kháng thuốc