Hà Nội: Sẽ chặt hạ cây sưa trăm tỷ để dân làng “ăn tết cho ngon” ?
Quảng Ngãi: Hàng Tết tấp nập ra đảo Lý Sơn / Lạnh người cảnh nữ sinh đi xe đạp bám thùng container để... vượt đèo
Ông Vũ Văn Tuyến - Trưởng thôn Phụ Chính cho biết, dự kiến trong tuần này, cộng đồng dân cư trong thôn sẽ tiến hành chặt hạ cây sưa đỏ trong khuôn viên chùa làng.
“Hội nghị dân cư nhất trí rồi, cứ thế mà triển khai thôi. Sợ cây sưa sẽ lại bị kẻ gian cưa trộm nên chúng tôi đã quyết định vài hôm nữa sẽ cắt hạ để ăn Tết Nguyên đán cho ngon. Qua tết sẽ thuê một đơn vị chuyên nghiệp tổ chức bán đấu giá công khai số gỗ đó” - ông Tuyến cho hay.
Trước đó, người dân trong thôn đã có đơn tố cáo ông Vũ Văn Tuyếntrưởng thôn câu kết với một nhóm người đã tự ý cắt 3 cành gỗ sưa đường kính 22 – 25 cm, dài từ 1,5 – 1,8m. Theo người dân ước tính thiệt hại khoảng 300 – 400 triệu đồng.
Bất bình với việc làm của trưởng thôn, người dân thôn Phụ Chính đã làm đơn tố cáo đến CA huyện Chương Mỹ. Ngày 31/10/2018, CA huyện Chương Mỹ đã cử cán bộ xuống điều tra, lập biên bản đo đạc hiện trường, xác định có 5 vết cắt.
Bà Vũ Thị Hiền – Phó thôn Phụ Chính cũng xác nhận với phóng viên, việc cắt sưa không được thông qua lãnh đạo thôn. Bà Hiền cho biết: “Tôi có hỏi lại anh Tuyến thì anh Tuyến cho biết có cắt mấy cành sưa khô bán được 150 triệu đồng cho lại người mua 1 triệu thì còn 149 triệu đồng”.
Theo người dân thôn Phụ Chính, sau khi bán gỗ sưa ông Tuyến đã dùng số tiền này cho ông Đinh Công Nhường – người trong thôn vay. Khi vụ việc bị phá hiện, ông Tuyến vội vàng chuyển số tiền bán gỗ cho thủ quỹ của thôn nhằm hợp hóa số tiền.
Theo bà Vũ Thị Hiền, sau khi CA huyện Chương Mỹ về làm việc thì đến nay cũng không thấy động tĩnh gì. Được biết, hiện người dân thôn Phụ Chính đã gửi đơn tố cáo đến Giám đốc CA TP Hà Nội.
Như Doanh nghiệp Việt Nam đã thông tin:
Hai cây sưa đỏ nằm trong khuôn viên đền Đức Thách Nhì thôn Phụ Chính và theo lời của vị thủ đền thì đã được khoảng 200 năm tuổi. Năm 2010, thương lái đã trả giá tới 100 tỷ đồng cho hai cây sưa đỏ, nhưng người dân không bán. Khi một nhánh cây bị gãy đổ, người dân đã mang phần này bán cho một cơ sở làm đồ gỗ với giá 20,5 tỷ đồng.
Trên đường di chuyển, số gỗ bị CA huyện Chương Mỹ tạm giữ do thiếu thủ tục mua bán. Đến năm 2015, số gỗ này được đấu giá lại và cuối cùng thu về hơn 31 tỉ đồng. Cũng kể từ đó, cây sưa cổ thụ liên tục bị các đối tượng trộm cắp nhòm ngó. Có lúc lợi dụng lúc trời mưa bão, các đối tượng đã phá cổng chùa vào chặt trộm một nhánh mang đi bán khiến người dân địa phương phải làm đai thép bằng sắt 6 quanh thân cây nhằm ngăn cản kẻ gian cắt trộm. Bản thân UBND xã Hòa Chính cũng phải cử một tổ bảo vệ thường xuyên canh giữ cây sưa này.
Ngày 4/10/2018, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội có văn bản số 7799/VP-NC về việc xử lý tồn tại liên quan tới việc mua, bán gỗ sưa tại thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ. Văn bản nêu rõ, giao Sở NNPTNT, Chi cục Kiểm lâm thành phố phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ, các đơn vị liên quan, hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính trình tự thủ tục cụ thể để khai thác, sử dụng đối với số gỗ sưa, cây sưa còn lại theo quy định của pháp luật.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024