Không thể để "máu còn đổ" vì súng đạn
Hai “cẩu tặc” nghi dùng súng bắn người dân khi bị phát hiện / TPHCM: Chạy vào đường cấm, tài xế container tông nát xe CSGT
Theo thông tin từ báo chí, đêm 4/12, đối tượng Nông Văn Lâm khoác một túi xách màu đen xông vào chùa Phủ Liễn. Thấy khả nghi, bảo vệ ra hỏi liền bị Lâm giương súng bóp cò nhưng… không trúng. Sau đó Lâm “lừ lừ như từ vào đền”, xả súng bắn thêm… 7 phát nữa vào những người khác. May quá cũng không ai bị thương. Hết đạn, Lâm dùng dao nhọn tự sát. May sao cũng lại… không chết.
Hiện trường sân chùa Phủ Liễn và khẩu súng CKC do Nông Văn Lâm gây án bất thành (ảnh TL)
Qua điều tra sơ bộ, Lâm khai mua khẩu súng CKC quân dụng này của một người không rõ lai lịch với giá 20 triệu đồng.
Trước đó 1 ngày (3/12), tại phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai), Phó ban Chỉ huy Quân sự (BCHQS) phường Đoàn Kết, ông Bùi Chí Hiếu (32 tuổi) đã phá tủ sắt của BCHQS phường, lấy 2 khẩu súng trường Garand. Sau đó Hiếu xông vào ngay chỗ chào cờ sáng thứ hai đầu tuần của phường, bắn chết Phó Chủ tịch HĐND phường. Rồi Hiếu tự sát nhưng cũng… bất thành.
Qua hai vụ án trên cho thấy điều gì? Đó là tình trạng quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng còn có quá nhiều sơ hở, lỏng lẻo. Làm sao mà Lâm có thể mua súng với giá 20 triệu đồng như chốn không người? Cây súng chứ phải… cây củi đâu mà muốn mua là mua? Trách nhiệm quản lý của cơ quan có thẩm quyền ở đâu mà một người nào đó lại có súng quân dụng CKC để bán cho Lâm?
Đây là một điều đáng báo động. Lẽ dĩ nhiên, tới đây Lâm và Hiếu sẽ phải đứng trước vành móng ngựa để nhận mức án nghiêm khắc cho tội mua bán, chiếm đoạt vũ khí quân dụng do mình gây ra. Thế nhưng, trách nhiệm quản lý nhà nước từ gốc rễ vấn đề về vũ khí quân dụng thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Đó là vấn đề dư luận đang quan tâm.
Trụ sở phường Đoàn Kết, nơi Bùi Chí Hiếu dùng súng trường Garand bắn tử thương Phó Chủ tịch HĐND phường, rồi tự sát bất thành (ảnh TL)
Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 1/1/2018), thì: “Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm… Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ chức; b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới; c) Làm chết người…”.
Dấu hiệu pháp lý của tội danh này là: Hành vi trên xâm phạm đến chế độ quản lý vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội phạm này là vũ khí quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự.
Chủ thể của tội này là chủ thể thường, người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý. Hình phạt áp dụng đối với tội danh này là: Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm… Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm (Khoản 2) hoặc phạt tù từ 10 năm đến 15 năm (Khoản 3) hoặc phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (Khoản 4).
Người phạm tội thì đã rõ, định khung hình phạt cũng rất rõ, chỉ còn trách nhiệm quản lý vũ khí quân dụng thế nào là… chưa được rõ. Đó mới là điều cực kỳ nguy hiểm cho tính mạng của những người dân vô tội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không thiếu vốn để thực hiện đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp
Vì sao dự án mở rộng nhà ga T1 sân bay Đà Nẵng chậm được triển khai?
Báo Pháp giới thiệu Việt Nam như một hình mẫu chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
Vượt qua nhiều đối thủ nặng ký, Việt Nam lần thứ 8 được vinh danh là "Điểm đến Golf tốt nhất châu Á năm 2024"
Một hãng hàng không lớn tuyển phi công tại Việt Nam