Kiên Giang: Hạn hán, xâm nhập mặn gây nhiều thiệt hại
Đổi mới công tác cán bộ vừa là trách nhiệm vừa là yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp / Dự kiến tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%
Theo báo cáo, từ đầu năm 2024, thời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt tăng cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao đã làm gần 3.000 héc ta tôm nước lợ thiệt hại do sốc môi trường, tập trung ở các huyện An Biên, An Minh, tỉnh Kiên Giang.
Một khu vực sạt lở đất làm cắt ngang đoạn lộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Từ đầu tháng 3 đến nay, hạn hán diễn ra gay gắt nắng nóng kéo dài làm khô cạn mặt nước trên các kênh trong khu vực vùng đệm U Minh Thượng, huyện U Minh Thượng nên đã xảy ra tình trạng sạt lở, sụt lún đường giao thông, nhà ở ảnh hưởng đến sản xuất sinh hoạt của người dân trên địa bàn các xã An Minh Bắc, Minh Thuận
Trên địa bàn do hạn hán kéo dài đã có 404 điểm sạt lở, sụt lún với chiều dài hơn 10 ngàn mét (trong đó, đường tỉnh có 56 điểm, đường giao thông nông thôn có 348 điểm), làm 38 căn nhà bị sạt lở sụt lún. Ước giá trị thiệt hại về vật chất khoảng 4.995 triệu đồng.
Ứng phó với tình hình trên, Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô giai đoạn 2023 - 2025.
Theo đó, địa phương đã tiến hành đắp đập tạm, nạo vét kênh mương kết hợp làm bờ bao, duy tu sửa chữa công trình thủy lợi, trạm bơm điện; ưu tiên cấp nước sinh hoạt, chăm lo sức khỏe cho người dân, chăn nuôi gia súc và các lĩnh vực trọng yếu khác.
Cụ thể, ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai thi công đập tạm bằng cừ thép Larsen trên kênh Rạch Giá - Hà Tiên; phối hợp chi cục thủy lợi vận hành cống, âu thuyền Vàm Ba Lịch ở huyện Châu Thành nhằm ngăn mặn khi thủy triều cao và rút mặn khi thủy triều xuống.
Cùng với đó, trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh phối hợp chuẩn bị cấp phát 6.700 bồn chứa dung tích 1000 lít cho các huyện, thành phố trong tỉnh. Trước đó, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang phối hợp công ty TNHH MTV cấp thoát nước tỉnh đã cung cấp hơn 200.000 lít nước sạch cho hơn 1.000 hộ dân trên địa bàn…
Về tình hình sạt lở, sụt lún đất ở vùng đệm U Minh Thượng, sau khi khảo sát mức độ thiệt hại, cấp độ rủi ro thiên tai do hạn hán ở khu vực vùng đệm U Minh Thượng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành Quyết định số 838 ngày 10/4/2024 công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai, sạt lở, sụt lún đất do hạn hán. UBND huyện U Minh Thượng đã chủ động thực hiện phương châm “4 tại chỗ” kịp thời hỗ trợ di dời thăm hỏi động viên các hộ dân có nhà bị sạt lở, sụt lún; thông tuyến để người dân lưu thông và vận chuyển hàng hóa…
Để chủ động ứng phó tình hình hạn hán xâm nhập mặn trong thời gian tới, địa phương và các ngành chức năng tỉnh thường xuyên tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn để chủ động triển khai các phương án, giải pháp phòng chống; tuyên truyền, hướng dẫn người dân biết để chủ động nguồn nước, dự trữ nước cho sản xuất, sinh hoạt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Bị điện giật, bệnh nhân 26 tuổi được đưa về từ cõi chết một cách thần kỳ
Đà Nẵng: Làm rõ trách nhiệm không hoàn thành chỉ tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
An Giang nổi bật với tiềm năng thu hút đầu tư
Chính thức bỏ thủ tục chuyển tuyến với bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo
Giữ mức đóng kinh phí công đoàn là 2% quỹ tiền lương
Quy định về chế độ nghỉ phép theo Luật Lao động mới nhất cần biết