Tin tức - Sự kiện

Kỷ niệm 74 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ: Tấm lòng thơm thảo của  nữ cựu chiến binh

Luôn tiên phong trong các hoạt động phát triển kinh tế địa phương, cùng với những hoạt động thiện nguyện hướng về người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, nữ cựu chiến binh Đinh Thị Lý (60 tuổi, ở thị trấn Kbang, huyện Kbang, Gia Lai) được mọi người gọi bằng cái tên  trìu mến - nữ cựu chiến binh có tấm lòng thiện nguyện.

Thừa Thiên Huế: Đón hơn 200 công dân đầu tiên trở về từ TP Hồ Chí Minh / Hà Nội xử phạt hơn 1,5 tỷ đồng trong 3 ngày đầu giãn cách xã hội

Nữ cựu chiến binh Đinh Thị Lý luôn đồng hành, hỗ trợ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.
Nữ cựu chiến binh Đinh Thị Lý luôn đồng hành, hỗ trợ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương.

Bà Đinh Thị Lý chia sẻ, 42 tuổi, khi vừa 18 tuổi, bà xa quê hương Phú Lộc (Nho Quan, Ninh Bình) lên đường nhập ngũ. Sau gần 4 năm thực hiện nhiệm vụ ở Tiểu đoàn Quân y 18, Sư đoàn 471, đóng quân tại tỉnh Đắk Lắk, bà xuất ngũ về quê xây dựng gia đình, rồi vào Gia Lai sinh sống.

Năm 1989, bà Lý vay ngân hàng 120 triệu đồng để khởi nghiệp nghề kinh doanh vận tải. Có vốn, gia đình bà Lý mở rộng sang mảng khai thác khoáng sản, nhận xây dựng công trình giao thông, thủy lợi với tên Doanh nghiệp tư nhân Lý Kình.

Sự nghiệp ngày càng phát triển, mỗi năm, gia đình bà Lý thu về hàng chục tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương. Khi kinh tế gia đình ổn định, khá giả, nữ cựu chiến binh Đinh Thị Lý nghĩ đến việc chia sẻ với những khó khăn của người nghèo hay những đồng đội thiếu may mắn.

Ông Trang Phú, cựu chiến binh sống ở huyện Kbang cho biết, chiến tranh đã lấy đi đôi chân của ông. Với thương tật 68%, ông là thương binh hạng 2/4. Ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam và bệnh tật tuổi già khiến ông nghĩ mình trở thành gánh nặng của gia đình.

Biết hoàn cảnh gia đình ông Phú khó khăn, bà Đinh Thị Lý thường xuyên thăm hỏi, động viên và hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần. Với tấm lòng nhân ái, bà Lý luôn nhận được sự cảm mến của người dân trong khu dân cư.

 

Gia đình em Đinh Văn Thân, làng Nák, thị trấn Kbang, huyện Kbang cũng là một gia đình khó khăn. Đinh Văn Thân là một trong bảy nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học mà bà Lý nhận trợ cấp trọn đời với số tiền 200 nghìn đồng mỗi người/tháng. Gặp chúng tôi, bà Đinh Thị Pứa, mẹ của Thân không giấu nổi xúc động, trực rơi nước mắt trước những cử chỉ cao đẹp, tấm lòng thơm thảo của nữ cựu chiến binh.

Trong nhiều năm qua, nữ cựu chiến binh, chủ Doanh nghiệp tư nhân Lý Kình đã chung tay đóng góp cho nhiều công trình dân sinh và các hoạt động vì cộng đồng như: Ủng hộ cây cảnh cho Công viên Văn hóa Kbang, Đền tưởng niệm liệt sỹ Ka Nak, Quảng trường Đại Đoàn Kết (thành phố Pleiku) trị giá gần 200 triệu đồng; công trình nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã Kim Mỹ, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) gần 100 triệu đồng; hỗ trợ điện thắp sáng trong vòng một năm cho 17 hộ nghèo tại xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk); xây một số ngôi nhà tình nghĩa cho bệnh binh, thương binh tại huyện Kbang; đóng góp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kbang hơn 200 triệu đồng...

Ngoài ra, bà Lý luôn tích cực Quỹ hỗ trợ cựu chiến binh nghèo, hỗ trợ hàng chục triệu đồng cho các gia đình khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bà Lý còn ủng hộ 8 máy đo thân nhiệt trị giá gần 30 triệu đồng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Kbang.

Ông Nay Hứ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Gia Lai cho biết, bà Lý là người có trách nhiệm, gương mẫu trong công tác, được chính quyền địa phương đánh giá cao. Những việc làm thiện nguyện của bà Lý có sức lan tỏa trong cộng đồng. Bà Lý là một tấm gương để đồng đội học tập và noi theo.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm