Nông sản “chạy đua” lập kỷ lục 55 tỷ USD xuất khẩu
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Nguồn cung xăng dầu không thiếu, nhưng vẫn bị đứt gãy ở 1 số phân khúc / Người dân xếp hàng mua xăng, ĐBQH hỏi vai trò của Quỹ bình ổn ở đâu?
Trong nhiều biến động của thị trường hàng hóa, khó khăn về vận chuyển, chi phí sản xuất tăng cao do giá xăng dầu tăng, nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng năm 2022 vẫn đạt hơn 80 tỷ USD.
Trong đó, xuất khẩu ước đạt 45 tỷ USD. Đáng nói là, xuất siêu toàn ngành nông nghiệp cao bất ngờ, với trên 7 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Có được kết quả trên là nhờ một loạt sản phẩm nông sản chính có giá trị xuất khẩu tăng trưởng mạnh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nhóm nông sản chính trên 18,8 tỷ USD, tăng 7,2%; lâm sản chính khoảng 14,4 tỷ USD, tăng 10,7%; thủy sản đạt 9,4 tỷ USD, tăng 32,7%; chăn nuôi 326,9 triệu USD, giảm 8,7%; đầu vào sản xuất gần 2,0 tỷ USD, tăng 45,3%.
Đến hết tháng 10, toàn ngành có 8 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt giá trịxuất khẩu trên 2 tỷ USD gồm: Cà phê, cao su, gạo, rau quả, điều, tôm, cá tra, sản phẩm gỗ.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản 10 tháng đầu năm đạt hơn 80 tỷ USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định hạn hán tại Trung Quốc ảnh hưởng đến sản xuất là cơ hội cho xuất khẩu nông sản sang thị trường này. Ngoài ra, lạm phát ở châu Âu, chiến sự ở Ukraine và biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm vấn đề an ninh lương thực, đây cũng là cơ hội cho nông sản Việt.
“Năm 2022 có 3 cơ hội chính. Đầu tiên là cơ hội thị trường khi các thị trường chính nhập khẩu thuỷ sản lớn hậu COVID-19 có nhu cầu tăng cao. Thứ hai là Việt Nam tranh thủ cơ hội khi có nguồn nguyên liệu tốt. Các FTA cũng cho chúng ta cơ hội mở rộng hơn để có thêm thị phần. Cuối cùng những lỗ lực của doanh nghiệp để vượt qua được logistic, chi phí sản xuất… Chúng tôi đang kỳ vọng đến hết tháng 11, ngành thuỷ sản sẽ đạt được 10 tỷ USD xuất khẩu”, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết.
Về tổng thể, ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng hết năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp hoàn toàn có thể đạt mốc 55 tỷ USD như kỳ vọng.
“Từ đầu năm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có những kịch bản tính toán hết vấn đề rủi ro để làm sao cơ quan, ban ngành có thể chủ động trong vấn đề chỉ đạo sản xuất. Bộ cũng đưa ra giải pháp đồng hành, phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, chính quyền địa phương để xây dựng những chương trình tái cơ cấu, tức là chọn những cây trồng chủ lực, sản phẩm chủ lực có uy thế cạnh tranh…”, ông Huỳnh Tấn Đạt cho biết.
Sự phát triển chiều sâu đã tạo ra nguồn hàng ổn định, sản xuất nông nghiệp đang giảm dần thế bị động, hướng mạnh tới nhu cầu và bám sát thị trường. Cùng với đó, việc mở rộng thị trường, hướng tới các thị trường có giá trị cao đã và đang định hình vị thế của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, dự báo kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong cả những năm tiếp theo, vì vậy cần sự chủ động dự báo thị trường của mỗi doanh nghiệp ngay từ thời điểm này.
Mục tiêu xuất khẩu 55 tỷ USD nông sản năm 2022 được dự báo rất khả quan
Thời gian tới, nhất là năm 2023, ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký VASEP nhận định có 3 thuận lợi cơ bản: Nhu cầu thị trường vẫn tiếp tục cao; diễn biến của một số khu vực mang tính đặc thù của ngành hàng mà mức độ cạnh tranh của chúng ta đang có ưu thế (FTA, chất lượng hàng hoá); Sự cải cách về môi trường kinh doanh khá thuận lợi.
Song hành với đó theo ông Nam là 3 thách thức: Chi phí sản xuất tăng cao; các vấn đề liên quan đến room tín dụng, lạm phát, lãi suất ngân hàng; cuối cùng là vấn đề nguyên liệu ổn định và chất lượng.
Từ ngàn xưa, cha ông ta đã coi trọng nông nghiệp và nhận biết vai trò to lớn của nông nghiệp. Thực tế đã chứng minh, trong thời gian dịch bệnh, ngành nông nghiệp càng thể hiện vai trò là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế khi kim ngạch xuất khẩu của năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm ngoái, ngành nông nghiệp trong dịch bệnh vừa đảm bảo được an sinh, an dân, lại vừa đạt mức tăng trưởng cả năm 2,9%, đóng góp gần 14% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Dự báo những con số này còn tăng cao hơn trong năm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đẩy mạnh hợp tác trong cộng đồng Pháp ngữ phát triển nông nghiệp bền vững
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh