Tin tức - Sự kiện

Nước lũ làm vỡ bờ bao, nhấn chìm hàng trăm ha lúa

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn (An Giang), tính đến 28/8, toàn huyện đã có trên 720 ha lúa nằm ngoài đê bị mất trắng. Nguyên nhân do mấy ngày qua nước lũ lên quá nhanh làm vỡ bờ bao (đê lửng) nhấn chìm hàng trăm ha lúa ở giai đoạn trổ, sắp chín.

Mưa lũ lớn gây thiệt hại nặng nề ở Sơn La, Lào Cai / ​Vùng sâu Gia Lai với nỗi lo trẻ tựu trường trong mùa mưa lũ

Mặc dù cả tuần qua, chính quyền huyện Tri Tôn huy động nhiều lực lượng, tập trung gia cố đê bao đối với vùng sản xuất ngoài đê bao, tuy nhiên tính đến chiều 28/8, nước lũ làm thiệt hại hơn 720 ha lúa Thu Đông (tỷ lệ thiệt hại trên 70%) nằm ngoài đê bao ở các xã Vĩnh Gia, Lạc Quới… Nhiều hộ dân bị mất trắng nông sản.


Dù lúa còn 10-15 ngày nữa mới thu hoạch, tuy nhiên do vỡ bờ bao, nước đang tràn vào nên nhiều hộ dân buộc phải gặt lúa sớm.

Dù lúa còn 10-15 ngày nữa mới thu hoạch, tuy nhiên do vỡ bờ bao, nước đang tràn vào nên nhiều hộ dân buộc phải gặt lúa sớm.

Ông Phạm Hoàng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, cho biết: “Mấy ngày qua nước lên quá nhanh cộng mưa lớn nên vào rạng sáng ngày 28/8 đã làm vỡ bờ bao ở tiểu vùng ấp Vĩnh Cầu, làm thiệt hại 125 ha lúa, trong đó có 45ha lúa bị mất trắng hoàn toàn. Số còn lại, mặc dù còn trên từ 10-15 ngày nữa mới thu hoạch nhưng địa phương vận động người dân thu hoạch ngay, chạy lũ”.

Hiện những cánh đồng lúa gần chỗ vơ bờ bao, nước đã cao đến đầu gối... Người dân ở xã Vĩnh Gia đang khẩn trương thu hoạch lúa
Hiện những cánh đồng lúa gần chỗ vơ bờ bao, nước đã cao đến đầu gối... Người dân ở xã Vĩnh Gia đang khẩn trương thu hoạch lúa.

Ông Mai Văn Lành - ấp Vĩnh Cầu, xã Vĩnh Gia, vừa bị mất trắng hơn 18ha lúa, buồn bã nói: “Mặc dù cách đây 10 ngày chúng tôi đã thực hiện việc gia cố đê bao, tuy nhiên mỗi ngày nước lũ lên cao trên 10cm. Tính đến thời điểm đoạn bờ bao bị vỡ, nước bên ngoài cao hơn bên trong ruộng gần 1,5m, áp lực quá lớn nên đê vỡ. Toàn bộ 18ha lúa sắp đến ngày thu hoạch của tui bị mất trắng hoàn toàn, thua lỗ hàng trăm triệu đồng”.

Vỡ bờ bao vì lũ lên cao, hàng trăm ha lúa bị thiệt hại ở An Giang

Bà Lương Thị Dạ - xã Vĩnh Gia có 40 công đất (01 công tương đương 1.000m2) đang bị nước nhấn chìm, nói: “Lúa ngập đến tận cổ bông rồi chú ơi, tiền thuê gặt tay 500.000 đồng/công. Mấy đứa nhỏ tiếc quá nên làm bè, lặn hụp cắt được bao nhiêu lúa thì cắt. Lúa mất hết, đã vậy mang vô đây bán, họ mua chỉ 2.000 đồng/kg. Tính ra gia đình đã lỗ trên 80 triệu đồng”.

Bà Lương Thị Dạ bên đống lúa xanh mà các con bà phải trầm mình dưới nước gặt mấy ngày qua để vớt vớt lại tiền lúa giống...
Bà Lương Thị Dạ bên đống lúa xanh mà các con bà phải trầm mình dưới nước gặt mấy ngày qua để vớt vớt lại tiền lúa giống...

Theo ông Lành và nhiều hộ dân khác,chi phí vụ này từ 2,5 -2,8 triệu đồng/công. Từ vụ vỡ bờ bao, tính ra, vụ lúa Thu Đông này, nhiều người dân lỗ hàng chục triệu đồng. Riêng ông Mai Văn Lành do diện tích bị thiệt hại lên 18ha nên ông bị thiệt hại trên 400 triệu đồng.

 

Do nước lũ tràn vào đồng, lúa gặt còn xanh nên hiện thương lái mua lúa ép mua giá thấp, chỉ từ 2.000 -3.000 đồng/kg. Cũng vì giá lúa thấp nên nhiều hộ dân đành bỏ lúa, vì nếu tính tiền công gặt lúa, vận chuyển… thì bán lúa bị lỗ thêm tiền công thu hoạch.

Trên cánh đồng nằm ngoài đê bao, người dân và chính quyền địa phương đang nổ lực gia cố đê bao, bảo vệ hơn 2.000 ha lúa còn lại
Trên cánh đồng nằm ngoài đê bao, người dân và chính quyền địa phương đang nổ lực gia cố đê bao, bảo vệ hơn 2.000 ha lúa còn lại.

Ông Trần Văn Cường, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn, cho biết: “Toàn bộ diện tích 720ha bị thiệt hại nằm ngoài đê bao, thuộc phía Bắc Kênh Vĩnh Tế. Vào đầu vụ Thu Đông, cán bộ địa phương, ngành chức năng có đến vận động các hộ dân không xuống giống, tuy nhiên do 5 năm qua, không có lũ nên bà con kiên quyết gieo sạ lúa. Hơn nữa, phần lớn diện tích nằm ngoài đê bao, đa số người dân thuê đất trồng lúa nên bất chấp khuyến cáo… vẫn gieo sạ”.

Hiện tại, UBND huyện Tri Tôn đã huy động nhiều lực lượng, máy móc thực hiện việc gia cố những đoạn đê xung yếu để bảo vệ khoảng 2.000 ha lúa sắp đến ngày gặt còn lại. Theo nhận định ngành nông nghiệp huyện Tri Tôn, nếu hai đập Tha La và Trà Sư (huyện Tịnh Biên) xả đập vào 31/8 sẽ giảm áp lực cho những cánh đồng lúa ở huyện Tri Tôn mà cán bộ và người dân đang “căng mình” gia cố, bảo vệ đê.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo