Phụ huynh “không phục” kết quả thẩm định cuộc thi KHKT: Bộ GD&ĐT nói gì?
Chương trình Sữa học đường tại Hà Nội: Nhiều phụ huynh muốn mỗi con được thêm 2-3 suất nữa / Thêm trường ĐH cảnh báo giả mạo thông tin tuyển sinh để chiếm đoạt học phí
Chấm chặt chẽ, đúng quy chế
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, ở đây không có sự sao chép hay trùng lặp đề tài.
Quá trình tổ chức chấm thi là đúng quy chế, ban giám khảo theo quy chế là các nhà khoa học với học hàm, học vị từ tiến sĩ trở lên, thuộc các chuyên ngành phù hợp với các lĩnh vực dự thi.
Cũng theo ông Thành, việc chấm thi các công trình khoa học kỹ thuật này, ngoài việc chấm kết quả sau cùng, còn chấm cả quá trình nghiên cứu của học sinh. Quá trình chấm có 3 tiêu chí rõ ràng, về mục tiêu, thiết kế, phương án giải quyết vấn đề để thực thi. Các giám khảo 2 lần bốc thăm để chấm.
Do phụ huynh không phục kết quả và tính công khai minh bạch của cuộc thi, Bộ GD&ĐT đã thành lập hội đồng chấm thẩm định, mỗi hội đồng thuộc 2 lĩnh vực (ứng dụng cơ khí và xã hội hành vi).
Khi thành lập hội đồng, Bộ GD&ĐT cũng thành lập 2 tiểu ban, mỗi tiểu ban gồm 5 người là các nhà khoa học, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thuộc về các trường đại học, viện nghiên cứu tiến hành chấm thẩm định.
Mỗi giám khảo trong thành viên của hội đồng chấm thẩm định là độc lập nghiên cứu báo cáo của học sinh để từ đó đánh giá sự phù hợp. Sau khi có kết quả chấm thẩm định đã thông tin đến phụ huynh, kết quả này phù hợp với kết quả mà ban giám khảo đã đánh giá trong cuộc thi.
Liên quan đến ý kiến của phụ huynh về việc thành lập hội đồng thẩm định, quy trình chấm thi và các tiêu chí chấm thi đã được nêu ra chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, việc thành lập hội đồng cũng như các quy trình, phương pháp và tiêu chí ở lần đánh giá và thẩm định lại đề tài này không hề được nói đến trong các thông báo công khai. Hội đồng thẩm định là những giám khảo nào, có thực sự độc lập và khách quan cũng không được Bộ GD&ĐT công bố trong văn bản gửi tới phụ huynh và khi thông tin với báo chí.
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành cho biết, Hội đồng chấm thẩm định là hoàn toàn độc lập không trùng lặp với ban giám khảo, vấn đề này đã có quyết định rõ ràng.
Sẽ xem xét lại việc cộng điểm từ các cuộc thi
Cũng theo ông Thành, tuyển sinh vào THPT, có cộng điểm thi nghề phổ thông. Việc dạy nghề phổ thông đi vào đúng nguyện vọng, sở trường của học sinh. Sau đó, Bộ GD&ĐT tinh giản các cuộc thi.
Cuộc thi KHKT đã sang năm thứ 7. Như vậy trong 6 năm qua, học sinh bắt đầu mới làm quen, hiểu và nghiên cứu khoa học.
Trong 6 năm qua, học sinh đã có nhiều thành tích, năm nào cũng có nhiều thí sinh đoạt giải, chiếm khoảng 25% số lượng thí sinh dự thi.
Do vậy, theo ông Thành, cuộc thi này cần khuyến khích, duy trì, để đảm bảo đúng năng lực sở trường để trở thành những sân chơi tốt.
Trước đề xuất, Bộ có nên bỏ việc cộng điểm khuyến khích từ các cuộc thi do Bộ chủ trì, ông Thành cho hay, Bộ sẽ nghiên cứu đến việc cộng điểm có cần thiết hay không và sẽ có tham mưu cho các cấp lãnh đạo.
Dân trí phản ánh trước đó, một số phụ huynh có con là học sinh Hải Phòng vừa tham gia kỳ thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia 2019 (VISEF) phía Bắc (diễn ra trong 4 ngày từ 9 đến 12/3) kiến nghị về việc một số đề tài đoạt giải nhất tại cuộc thi chất lượng có vấn đề.
Cụ thể, những phụ huynh này cho rằng, các đề tài này trùng lặp, không sáng tạo.
Ngay sau đó, Bộ GD&ĐT có kết luận chấm thẩm định nhưng phụ huynh tiếp tục phản ứng khi cho rằng kết quả vừa mới công bố đi "lạc hướng" với kiến nghị, không trả lời câu hỏi có việc sao chép đề tài đã công bố hay không.
Hội đồng thẩm định là những giám khảo nào, có thực sự độc lập và khách quan cũng không được Bộ GD&ĐT công bố trong văn bản gửi tới phụ huynh và khi thông tin với báo chí.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Du lịch là cầu nối quan trọng để các nước hợp tác tiến vào kỷ nguyên mới
Kiều hối chuyển về TP Hồ Chí Minh đạt hơn 9,5 tỷ USD
Không gian Tết Việt bên bờ biển Đà Nẵng thu hút du khách
Vựa hoa, cây cảnh lớn nhất Quảng Ninh và câu chuyện đầu ra
Nỗ lực quản lý tài nguyên thiên nhiên tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới