Rừng nguyên sinh Vườn quốc gia Pù Mát bị xâm hại
Để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau / Vì sao Phú Quốc hứng chịu mưa lũ "khốc liệt" nhất trong vòng 41 năm qua?
Tổng số có 99 cây gỗ gồm nhiều chủng loại khác nhau đã bị đốn hạ, nằm rải rác ở nhiều nơi.
Trong văn bản báo cáo ngày 5/8/2019 của Vườn quốc gia Pù Mát nêu rõ: Hạt Kiểm lâm Pù Mát đã phát hiện rừng bị phá gồm các tiểu khu: 833, 836A, 825, 832, 834 với diện tích gần 9.700 ha thuộc địa bàn xã Môn Sơn, vùng lõi Vườn quốc gia quản lý có 99 cây gỗ các loại bị chặt hạ có đường kính từ 25-100cm.
Cụ thể, tiểu khu 833 có 52 cây; tiểu khu 836a có 09 cây, tiểu khu 825 có 33 cây, tiểu khu 832 có 01 cây, tiểu khu 834 có 01 cây. Trong số các cây bị chặt hạ, tại tiểu khu 833 có 3 cây gỗ dổi đã được xẻ ra 54 tấm gỗ tập kết tại một địa điểm nằm trên lâm phần khoảnh số 8.
Số gỗ dổi này đã có hiện tượng khô, mục do bị khai thác lâu và mới được tập kết về địa điểm này chờ mưa lụt để thả trôi ra ngoài theo hướng Khe Tàng về bản Cò Phạt. Số cây bị chặt hạ còn lại, gỗ còn nằm nguyên tại hiện trường do chủ yếu chỉ chặt để lấy phong lan.
Ông Cường cho biết: “Sau khi vào cuộc, phía Vườn quốc gia Pù Mát đã nắm bắt thông tin trong nhân dân và được người dân cung cấp danh sách các đối tượng nghi vấn tổ chức chặt hạ số cây gỗ nói trên. Thông tin các đối tượng cũng đã được đơn vị cung cấp cho Công an huyện Con Cuông để phối hợp điều tra, xác minh”.
Sau khi nhận được báo cáo của các đoàn truy quét và báo cáo nhanh của Hạt Kiểm lâm, lãnh đạo Vườn đã giao Hạt Kiểm lâm hoàn thiện các hồ sơ ban đầu, đồng thời thành lập đoàn tuần tra rừng, kiểm tra, truy quyét lâm sản, bảo vệ hiện trường, số gỗ tập kết tại tiểu khu 833.
Theo đó, Vườn quốc gia Pù Mát yêu cầu Trạm QLBVR Cò Phạt lập danh sách các hộ gia đình, cá nhân có cưa xăng tại bản Cò Phạt và Bản Búng để có cơ sở điều tra, xác minh đối tượng tổ chức chặt hạ cây rừng trong thời gian qua.
Tổ chức nắm thông tin và lập danh sách các đối tượng có dấu hiệu khai thác, buôn bán, vận chuyển phong lan và đã phối hợp với UBND xã Môn Sơn để các đối tượng đó thực hiện ký cam kết không vi phạm.
Tổ chức kiểm tra, thống kê khối lượng gỗ tồn đọng trong các hộ dân sinh sống tại hai bản Cò Phạt, bản Búng để hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng phát sinh gỗ mới trước khi tổ chức di dời 35 hộ dân sang xã Thạch Ngàn.
Ngay sau đó, sự việc này được báo cho UBND tỉnh Nghệ An, UBND huyện Con Cuông và CA huyện này để vào cuộc điều tra làm rõ.
Ông Trần Xuân Cường cho biết thêm: “Đến nay tất cả các nội dung cần thực hiện tại hiện trường thuộc trách nhiệm của Vườn quốc gia Pù Mát đơn vị đã hoàn thiện và gửi hồ sơ có liên quan cho Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Con Cuông.
Việc tiến hành khám nghiệm hiện trường đã được UBND huyện giao cho Công an huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan như Viện Kiểm sát, kiểm lâm, đồn biên phòng Môn Sơn, UBND xã Môn Sơn, Vườn quốc gia Pù Mát.
Việc quy trách nhiệm cho tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra việc chặt hạ số lượng cây gỗ nói trên đơn vị đã yêu cầu kiểm lâm viên phụ trách tiểu khu, trạm quản lý bảo vệ rừng phụ trách địa bàn làm báo cáo kiểm điểm. Do thời gian qua, đơn vị tập trung cho công tác PCCCR và bảo vệ hiện trường nên việc xem xét thi hành kỷ luật các cá nhân và tập thể có liên quan sẽ được tiến hành trong thời gian tới”.
Hiện nay, UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo UBND huyện Con Cuông, Vườn Quốc gia Pù Mát, Hạt Kiểm lâm, Đồn biên phòng, Công an huyện và chính quyền xã Môn Sơn mở rộng phạm vi kiểm tra toàn diện trên diện tích rừng xã Môn Sơn, thuộc lâm phần Vườn Quốc gia Pù Mát; tăng cường lực lượng chốt chặn, bảo vệ hiện trường
Được biết, đây là vụ chặt hạ cây rừng trái phép quy mô lớn, khả năng có nhiều người tham gia để lấy phong lan bán ra thị trường. Qua nắm bắt thông tin thì đối tượng chặt hạ cây chủ yếu là người dân Đan Lai hiện sinh sống trong vùng lõi của Vườn nên cần nhiều thời gian để thu thập chứng cứ, xác minh đối tượng vi phạm. Việc chặt hạ nhiều cây rừng đã gây thiệt hại đến môi trường sinh thái và làm ảnh hưởng tới công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Pù Mát.
Địa điểm chặt hạ cây rừng cách xa Trạm QLBVR đóng tại bản Cò Phạt 8 giờ đồng hồ đi bộ, địa bàn khó khăn hiểm trở, thông tin liên lạc không thông suốt nên việc tổng hợp thông tin, báo cáo, thống kê số cây cần rất nhiều thời gian để đảm bảo tính chính xác của số liệu. Sau khi phát hiện, Vườn quốc gia Pù Mát đã báo cáo Thường trực Huyện ủy và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo UBND huyện cùng các ngành để tiến hành các thủ tục có liên quan theo quy định. Đến nay, các cơ quan như Công an huyện, Viện kiểm sát, Hạt kiểm lâm huyện, Đồn Biên phòng Môn Sơn và các đơn vị có liên quan đang phối hợp chặt chẽ với Vườn quốc gia Pù Mát để tiến hành khám nghiệp hiện trường, thu thập chứng cứ để xử tiến hành các nội dung có liên quan theo quy định của pháp luật. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đợt không khí lạnh mạnh nhất: Miền Bắc nhiều nơi dưới 1 độ C, Hà Nội lạnh nhất từ đầu mùa đông
Hoàn thiện phương án sắp xếp của bộ, ngành
Xây dựng thương hiệu công nghiệp TP Hồ Chí Minh - Bài cuối: Đưa sản phẩm chủ lực vào chuỗi cung ứng
Đà Nẵng: Ba khâu đột phá phát triển du lịch trong 2025
Công ty bảo hiểm lần thứ 9 xếp hạng top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Hiệu quả từ chiến lược phát triển bền vững