Thứ trưởng Bộ TT&TT: An toàn thông tin phải có nhận thức về 'phòng bệnh hơn chữa bệnh' như ngành y tế
DNVN - Ngành an toàn thông tin phải có quan điểm như ngành y tế, đặt vấn đề làm thế nào để tăng cường phòng bệnh, phòng chống lây lan các mã độc, virus tấn công mạng, phải phát triển các doanh nghiệp, sản phẩm an toàn thông tin trong nước và khuyến khích các hệ thống thông tin sử dụng.
Ứng dụng giúp dễ dàng tìm kiếm thông tin bài hát qua giai điệu / Rò rỉ thông tin Huawei Mate 30 Pro sẽ trang bị bộ đôi camera 40 MP "siêu khủng"
Chia sẻ với báo chí tại buổi họp báo về Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2019 vào ngày 14/11/2019,Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) cho rằng, quan điểm bảo đảm an toàn thông tin mạng có sự tương đồng giữa ngành y với an ninh mạng. Với ngành y tế, khi thiếu thốn thì người ta sẽ chỉ quan tâm đến điều trị, với các nước nghèo ban đầu sẽ chỉ quan tâm đầu tư cho khâu điều trị bệnh. Nhưng ở những nước phát triển thì họ lại quan tâm vào đầu tư rất lớn đến y tế dự phòng, việc đầu tư cho các chương trình y tế dự phòng sẽ tiêu tốn những khoản chi phí lớn, vì các chương trình này quan tâm phòng bệnh cho toàn xã hội, mặc dù bỏ ra những khoản chi phí ban đầu lớn nhưng hiệu quả của việc phòng bệnh cho toàn xã hội rất lớn, giảm các thiệt hại nếu để xảy ra dịch bệnh. Do đó ngành y tế ngày nay đã quan tâm đầu tư tăng cường cho phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Với ngành an toàn thông tin cũng vậy, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho rằng, ngành an toàn thông tin phải đặt vấn đề làm thế nào để tăng cường phòng bệnh, phòng chống lây lan các mã độc, virus tấn công mạng. Ngành y tế quan tâm đến việc đào tạo bác sĩ nội, sản xuất thuốc nội, thì ngành an toàn thông tin cũng vậy, phải phát triển các doanh nghiệp, sản phẩm an toàn thông tin trong nước và khuyến khích các hệ thống thông tin sử dụng.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cũng nhấn mạnh trong bối cảnh an ninh mạng đang diễn ra rất phức tạp thì ý thức của toàn xã hội phải được nâng cao, tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy, khi bị sự cố mới ứng cứu. Do đó phải tổ chức giám sát an toàn thông tin thật tốt, tổ chức đào tạo, tổ chức ngày an toàn thông tin để nâng cao nhận thức, các hoạt động này chính là nâng cao phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phải nâng cao nhận thức, biến nhận thức thành hành động cụ thể, Việt Nam phải phấn đấu có lực lượng làm an ninh mạng nâng tầm với các tổ chức quốc tế.
Theo kế hoạch, vào ngày 29/11/2019 tới đây sẽ diễn ra một sự quan trọng là Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2019 tại Hà Nội. Đây là hội nghị thường niên lần thứ 12 do VNISA chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng (Bộ Quốc phòng) tổ chức.
Nói về lý do lựa chọn chủ đề “Nâng tầm An toàn, An ninh mạng quốc gia trong kỷ nguyên số” cho Ngày An toàn thông tin Việt Nam năm nay, đại diện VNISA nhấn mạnh, Việt Nam đang cùng xu thế chung của nhiều quốc gia thế giới đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư và quá trình chuyển đổi số. Bởi vậy, phát triển năng lực quốc gia về an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để xây dựng Chính phủ điện tử, xây dựng kinh tế số, phục vụ hoạt động của nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Hội thảo Ngày An toàn thông tin năm nay sẽ tập trung phân tích tầm nhìn, định hướng của chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam; chính sách, thực trạng, nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ an toàn thông tin và giải pháp nâng cao thứ hạng về an toàn, an ninh mạng của Việt Nam.
Gồm phiên toàn thể vào buổi sáng và 2 phiên chuyên đề "An toàn, an ninh mạng để phát triển Chính phủ số", "Bảo vệ dữ liệu và phòng chống tấn công trên không mạng" diễn ra song song vào buổi chiều, hội thảo dự kiến có gần 30 bài phát biểu, tham luận của lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng; các nhà quản lý, chuyên gia cao cấp về an toàn thông tin của các công ty lớn trong và ngoài nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng (bên trái).