Thứ trưởng Giáo dục khẳng định sức sống sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại
Điều động, bổ nhiệm một số tướng quân đội / Bộ Y tế lý giải việc thiếu vaccine 5 trong 1 trong tiêm chủng mở rộng
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết: Sách Công nghệ Giáo dục lớp 1 là sản phẩm nghiên cứu của một nhóm nghiên cứu do GS-TS Hồ Ngọc Đại trực tiếp chủ biên, hoànthành năm 1978, sau đó được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho phép thực hiện thí điểm tại trường thực nghiệm (cơ sở ở phố Liễu Giai, Hà Nội bây giờ).
Sau đó, được triển khai khá rộng, đến năm 2001- 2002, đã tổ chức triển khai được 43 tỉnh thành phố. Vào năm 2000, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới giáo dục phổ thông, Bộ GD-ĐT được biên soạn một chương trình mới, một bộ sách giáo khoa mới thống nhất trong cả nước.
Đến năm học 2002 - 2003 thì thống nhất chương trình giáo dục phổ thông mới từ lớp 1. Từ năm học này, sách Công nghệ Giáo dục không thực hiện nữa mà chỉ thí điểm ở trường thực nghiệm Liễu Giai.
Đến năm 2009, GS Hồ Ngọc Đại đề nghị và được phép triển khai, vì trước kia đã thực hiện ở 43 tỉnh thành phố. Bộ GD-ĐT cho phép triển khai thí điểm ở những vùng khó khăn, vùng dân tộc.
Đến năm 2009 thì chính thức có 7 tỉnh tham gia ở các vùng dân tộc, vùng núi.
Năm 2011, từng bước chương trình này được dư luận, nhân dân,phụ huynh học sinh đánh giá có nhiều tính khả thi, nhiều ưu điểm, có thể triển khai nhân rộng.
Năm 2016, đã có 48 tỉnh thành phố tham gia thực hiện thí điểm. Một chương trình có sức sống mở rộng được như vậy là có tính khả thi.
Tiếp thu ý kiến của Quốc hội yêu cầu đánh giá chương trình, từ năm 2016 đến nay, Bộ GD-ĐT đã thành lập hội đồng khoa học quốc gia để thẩm định chương trình này.
PGS Bùi Mạnh Hùng là người được Bộ trưởng quyết định làm Chủ tịch hội đồng thẩm định, cùng với các nhà khoa học đã tổ chức thẩm định rất kỹ từ 80 cuốn sách, giờ chỉ còn lại 1 cuốn sách là Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục được hội đồng thẩm định thông qua.
Sách đã được biên soạn, điều chỉnh và sửa đổi sau khi có góp ý. Bộ GD-ĐT đã chính thức đồng ý để tiếp tục triển khai.
Trước khi thành lập hội đồng, Bộ cũng đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, cụ thể là GS Trần Công Phong là viện trưởng trực tiếp chủ trì đề tài này để đi khảo sát, đánh giá thực trạng việc giảng dạy ở 48 tỉnh, thành phố.
Trên cơ sở đề xuất của viện, Bộ thành lập hội đồng thẩm định; trên cơ sở của hội đồng thẩm định cùng kết quả khảo sát, Bộ GD-ĐT mới quyết định cho phép triển khai.
Như vậy, việc triển khai thực hiện khá kỹ càng.
Sách Công nghệ Giáo dụccũng như sách giáo khoa hiện hành hay các loại sách khác, đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới là hết hiệu lực. Lúc đó, sách Công nghệ giáo dục cũng sẽ phải được thẩm định lại theo đúng mục đích, yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng mà Nghị quyết 88 cũng như Nghị quyết 51 mà Quốc hội vừa ban hành. Khi đó, bộ sách này sẽ tham gia đánh giá tác động lại. Trước mắt, việc triển khaitài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục vẫn ổn định vẫn với 48 tỉnh, thành phố với 771.588 học sinh trực tiếp với hơn 8.000 trường tiểu học trên cả nước. Nhưng các tỉnh tham gia không phải 100% học sinh tiểu học đều tham gia, ở những vùng thuận lợi, vẫn có thể sử dụng chương trình hiện hành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế Việt Nam phục hồi tích cực, kỳ vọng tăng trưởng mạnh
Đà Nẵng: Hai dự án liên quan cảng Liên Chiểu hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2024
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật năm 2024
10 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2024 do TTXVN bình chọn
Công bố 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông tiêu biểu năm 2024